Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kiều Nữ Chân Dài Dễ Bán

Kiều Nữ Chân Dài Dễ Bán
Ngày đăng: 23/09/2014

Khô nhái hay còn được gọi với tên mỹ miều là: “Kiều nữ chân dài” là loại đặc sản độc đáo được hình thành hơn 3 năm nay tại huyện Tịnh Biên (An Giang).

Anh Võ Văn Liền, người đầu tiên làm nghề này ở huyện Tịnh Biên cho biết, cách làm khô nhái học được từ các tiểu thương ở Campuchia.

Sau đó anh về làm ăn thử thấy ngon và đem bán trong huyện. Từ đó các hộ nghèo trong khu vực cũng làm theo và có thêm thu nhập khá giả hơn. Bình quân, 4 kg nhái đã lột da rồi thì sau khi phơi khô sẽ còn lại được 1kg. Giá khô nhái hiện nay từ 250.000 đến 300.000đ/kg, vẫn không đủ bán.

Loại khô này đang là món “khoái khẩu” của các nhà hàng, khách sạn và dân ăn nhậu sành điệu ở miền tây hiện nay.

Anh Liền cho biết thêm: Để có nhái phơi khô bán cho thương lái thì anh đã đặt hàng với nhiều người soi nhái ở hai tỉnh An Giang và Kiên Giang. Giá nhái sống anh thu mua dao động từ 40.000 – 50.000đ/kg/tùy theo loại lớn hay nhỏ. Sau đó, anh thuê khoảng 8 hộ lột da nhái. Nhờ vậy, các hộ này cũng có thêm phần thu nhập.

Làng làm khô nhái ở xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên có gần 10 hộ tham gia sản xuất, bình quân mỗi ngày các hộ này thu mua khoảng 400kg nhái tươi (con nhái còn sống). Sau đó đưa cho những người làm thuê cắt, lột da nhái và chuyển sang rửa sạch rồi ướp gia vị, đem phơi nắng hai ngày là có thể sử dụng được.

Thông thường khách mua về chiên ăn vì nó giòn và có hương vị đặc biệt thơm ngon. Theo nhiều người trong nghề cho biết, cách làm khô này không khó nhưng cần sự cần mẫn trong việc lột da nhái (do con nhái nhỏ) và việc ướp gia vị. Do vậy, mỗi sáng sớm là các hộ chế biến đã thu mua nhái sống từ khắp nơi mang về nhà. Toàn xã Vĩnh Trung có trên 60 hộ sống chủ yếu dựa vào việc lột da nhái thuê. Chủ khô nhái trả 3.000đ/kg nhái lột xong da.

Do con nhái là loài vật hoang dã sống trong ruộng đồng nên ai chịu khó đi bắt cũng kiếm được từ 300.000 đến 400.000đ/đêm. Vì vậy, nghề này ngày càng phát triển và thương hiệu vang xa.


Có thể bạn quan tâm

Người Trồng Tiêu Giỏi Nhất Thế Giới Người Trồng Tiêu Giỏi Nhất Thế Giới

Nông dân Trần Hữu Thắng ở ấp Thọ Lộc, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) được Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) tặng danh hiệu “Người trồng tiêu giỏi nhất thế giới”. Đằng sau danh hiệu này là câu chuyện vươn lên không biết mệt mỏi của người nông dân nghèo miền Bắc, lập nghiệp trên vùng đất phương Nam.

03/06/2013
Dân Trồng “Mía Đắng”, Tư Thương Dân Trồng “Mía Đắng”, Tư Thương "Ăn Dày"

Thời tiết nắng nóng, sức tiêu thụ nước mía ở Đà Nẵng tăng mạnh, nhưng đáng buồn, người trồng mía ở xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) lại “nếm” thêm một mùa “mía đắng” do tư thương cấu kết thu mua với giá rẻ như bèo.

03/06/2013
Phải Công Bố Tiêu Chuẩn Chất Lượng Giống Thủy Sản Phải Công Bố Tiêu Chuẩn Chất Lượng Giống Thủy Sản

Từ 5/7, công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thủy sản sẽ được siết chặt hơn bằng Thông tư 26/2013 về quản lý giống thủy sản mà Bộ NN&PTNT vừa ban hành.

04/06/2013
Mùa Vải Chín Mùa Vải Chín

Tổng sản lượng vải thiều Bắc Giang ước đạt 140.000 tấn quả tươi. Trong đó tỉnh sẽ tiêu thụ nội địa khoảng 60% còn lại xuất khẩu 40% với các thị trường xuất khẩu chính là: Trung Quốc, Lào, Campuchia và một số nước châu Âu.

04/06/2013
Phát Triển Chăn Nuôi Trang Trại Quy Mô Vừa Và Lớn Phát Triển Chăn Nuôi Trang Trại Quy Mô Vừa Và Lớn

Mặc dù thuộc tốp đứng đầu châu Á về sản lượng thịt lợn, mật ong và đóng góp khoảng 28% trong cơ cấu GDP toàn ngành nông nghiệp, song ngành chăn nuôi nước ta vẫn luôn phải đối mặt với nhiều thách thức, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát triển không bền vững. Tái cơ cấu sản xuất, cùng những giải pháp quyết liệt trợ giúp người chăn nuôi, là những việc cần làm ngay để nâng cao sức cạnh tranh của ngành trong xu thế hội nhập quốc tế.

04/06/2013