Kiểng Trái Sẵn Sàng Đón Tết

Hiện các loại kiểng trái trồng trong chậu như vú sữa, mận, khế, bưởi, ổi, tắc…, đã được các nhà vườn chuẩn bị sẵn để tung ra thị trường dịp tết Nguyên đán.
Mức giá các loại kiểng trái này lên đến vài triệu đồng/chậu...
Trào lưu trồng kiểng trái đang lan rộng khắp các tỉnh ĐBSCL nên trước khi xuân về, nhà vườn tất bật chuẩn bị những sản phẩm đẹp, mới lạ để đáp ứng nhu cầu chưng tết.
Nắm bắt được nhu cầu của thị trường cũng như sở thích của khách hàng, nên từ sản xuất mai vàng, cơ sở của anh Hồ Thanh Tòng ở xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách (Bến Tre) chuyển sang trồng các loại kiểng trái.
Anh Tòng, cho biết: Trước đây, làm mai vàng nhiều rủi ro, chi phí cao và đầu ra lên xuống thất thường. Từ khi chuyển sang làm kiểng trái trong chậu thì lợi nhuận tăng lên đáng kể mà không sợ ế hàng, mất giá.
Biết được thị hiếu của người tiêu dùng, nhiều nhà vườn ở Chợ Lách, Sa Đéc…đưa các giống cây ăn trái vào chậu để tạo dáng, xử lý ra quả đúng dịp tết, từ đó họ đã kiếm được bạc triệu sau mỗi vụ sản xuất.
Với tâm lý đầu năm ai cũng cầu mong giàu sang, bình yên, khỏe mạnh…, bằng việc chưng những loại trái cây mang màu sắc đầy ý nghĩa, anh Đỗ Tiến Bình ở ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thành, cho biết: “Mỗi năm tôi tạo ra vài chục cây kiểng trái là có nguồn thu vài chục triệu đồng.
Tôi đưa một số cây ăn trái như vú sữa, mận, ổi, bưởi ... vào chậu, điều khiển cho nó ra trái đúng dịp tết, kết hợp với tạo dáng cây đẹp, hợp thị hiếu người tiêu dùng là không lo đụng hàng...”.
Những năm gần đây, những loại kiểng trái được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, các loài này rất khó trồng, khó ra sai trái, đậu trái vào đúng thời điểm tết nên tỉ lệ thành công không cao. Chính vì vậy, các nhà vườn chỉ cung ứng cho thị trường với số lượng hạn chế.
Để tạo một sản phẩm kiểng trái được trồng trong chậu, đòi hỏi nhà vườn phải có nhiều kỹ năng, sáng tạo trong cách tạo hình, chăm sóc.
Nhà vườn Trần Công Định ở huyện Chợ Lách, cho biết việc trồng cây kiểng ăn trái trong chậu đòi hỏi người sản xuất phải có cặp mắt tinh tường để chọn ra những cây có dáng đẹp, khỏe mạnh phù hợp cho việc tạo hình. Ngoài ra, cũng phải có nhiều kỹ thuật khó trong khâu chăm sóc, xử lý để cây ra hoa, kết quả vào đúng dịp tết.
Một cây ăn trái muốn đưa vào chậu phải là những cây có cành nhánh hài hòa, gân guốc. Còn những cây như quýt, bưởi, vú sữa…phải được chăm sóc ngoài tự nhiên trước khi cho vào chậu. Như vậy, sản phẩm tạo ra mới có giá trị và đắt hàng.
Nếu như các loại kiểng lá, kiểng bông, người chơi chú ý đến màu sắc và hoa, thì kiểng trái lại quan tâm đến trái và coi trái là đối tượng trung tâm để ngắm nhìn và thưởng thức. Vì vậy loại kiểng nào càng sai trái và màu sắc bắt mắt thì giá càng cao.
Được biết, các loại kiểng trái được trồng trong chậu tùy vào tuổi đời, thế cây và độ sai quả sẽ có giá bán khác nhau. Hiện tại, mỗi chậu mận, bưởi, vú sữa…, có chiều cao khoảng 0,7 - 1,2 m và cho từ 3 – 7 trái sẽ có giá bán từ 1,5 – 3 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Lâu nay tôi vẫn hình dung chim yến làm tổ trên các hòn đảo ven biển miền Trung. Lần này về Quy Nhơn (Bình Định), tôi thật sự thú vị khi thấy việc nuôi chim yến trong nhà quá đơn giản và với nguồn thu nhập thật lớn.

Khách hàng đặt mua hạt giống dưa lê và thanh toán chi phí 100.000 đồng, trang trại sẽ chăm sóc và thu hoạch, sau đó gửi sản phẩm thu được đến tận nhà.

Dọc tuyến biên giới tỉnh Đồng Tháp với Campuchia có 4 xã gồm: Thường Phước 1, Thường Thới Hậu B (huyện Hồng Ngự), Tân Hội, Bình Phú, Tân Hộ Cơ (huyện Tân Hồng), Bình Thạnh (TX.Hồng Ngự) được xem là những điểm nóng về tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại. Hàng lậu qua đây chủ yếu là thuốc lá, rượu ngoại, phân bón... trong đó đường cát là mặt hàng được vận chuyển nhiều nhất...

Thông tin một nải chuối đỏ giá 500.000-600.000 đồng xuất hiện trên thị trường gần đây đã khiến giống cây có xuất xứ từ Australia lên cơn "sốt".

Quá trình thực hiện nhiệm vụ dồn đổi ruộng đất (DĐRĐ) có nhiều khó khăn, phức tạp. Song, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân nên huyện Tam Nông đã đạt được nhiều kết quả tích cực.