Kiểng Bông Chưng Tết Giá Cực Cao

Hiện tại, mỗi cặp kiểng làm bằng bông trang, phục vụ cho nhu cầu chưng Tết Nguyên đán có giá bán từ 15 – 25 triệu đồng mà vẫn đắt hàng.
Trào lưu trồng kiểng trái, kiểng lá đang lan rộng khắp các tỉnh ĐBSCL. Vì vậy để tạo nên sự mới lạ cho các mặt hàng chưng tết, anh Đỗ Tiến Bình ở ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã tạo ra loại kiểng làm bằng bông trang được trồng trong chậu, anh cho biết: “Vài năm nay tôi tạo ra kiểng làm bằng bông trang để bán cho các “đại gia” chơi kiểng và chưng tết.
Kiểng bông trang có 4 loại như trang trắng, đỏ, vàng, hồng và tùy vào từng loại, kích cỡ mà có mức giá khác nhau”.
Để tạo ra một sản phẩm kiểng bông nhà vườn phải bỏ công tìm mua những cây bông trang có dáng đẹp, to, nhiều cành nên tốn nhiều thời gian và công sức trong việc tạo hình.
Vì thế giá của loại kiểng này đắt hơn rất nhiều so với các loại kiểng khác. Hiện cặp kiểng bông của anh Bình loại nhỏ nhất có giá 15 triệu đồng (trang vàng, trắng, hồng), cặp trang đỏ gần 15 năm tuổi cao 2 m, tán 1,2 m có giá bán 25 triệu đồng.
Chính từ sản phẩm này mà mỗi năm gia đình anh có nguồn thu nhập khá từ việc bán ra thị trường 15 – 20 chậu kiểng bông trang.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 28-2, tại TP.Bà Rịa, Tổng Cục Thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2014 và bàn giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi ở các tỉnh phía Nam.

Theo đại diện một số siêu thị tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai), lượng trứng gia cầm tiêu thụ vẫn tốt dù giá trứng không điều chỉnh giảm như ngoài thị trường.

Năng suất lúa vụ đông xuân 2013-2014 ở ĐBSCL cao hơn từ khoảng 1 tấn/héc ta so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức kỷ lục trong vòng 10 năm qua; trong khi đó, tình hình xuất khẩu gạo đang gặp nhiều khó khăn do bị cạnh tranh quyết liệt từ Ấn Độ và Thái Lan.

Do giá quế xuống thấp, hơn 100 ha quế có đường kính từ 15 đến 30cm đã bị người dân bỏ mặc không khai thác; nhiều hộ dân còn có ý định chặt bỏ để làm củi hoặc nhường diện tích cho cây bời lời.

30 triệu đồng là số tiền hằng tháng mà gia đình ông Phan Minh Úc (45 tuổi) ở ấp Trùm Thuật, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) thu về từ mô hình trồng dừa.