Kiểng Bắp Chơi Tết Được Ưa Chuộng

Theo anh Ngõ, kiểng bắp có ý nghĩa như câu “chắc ăn như bắp”, lại bán với giá bình dân nên được nhiều người dân ưa chuộng.
Để phục vụ nhu cầu thị trường tết, nhiều nhà vườn ở các tỉnh ĐBSCL ngoài việc trồng những loại cây ăn trái vô chậu như thanh long, tắc, vú sữa, mận, bưởi..., mấy năm gần đây còn cho ra đời kiểng bắp (ngô) với giá từ vài chục đến trên dưới 100.000 đ/chậu (tùy nơi).
Nhiều năm gắn bó với nghề sản xuất hoa kiểng bán tết, anh Nguyễn Văn Ngõ ở ấp Quốc Khánh, xã Quốc Thái, huyện An Phú (An Giang), cho biết: “Năm nay, ngoài trồng những loại hoa kiểng bán vào dịp tết như vạn thọ, cúc mâm xôi, hướng dương tôi còn trồng thêm 200 chậu bắp để cung ứng cho nhu cầu Tết Ất Mùi này”.
Theo anh Ngõ, kiểng bắp có ý nghĩa như câu “chắc ăn như bắp”, lại bán với giá bình dân nên được nhiều người dân ưa chuộng.
Đây là loại cây phục vụ cho thị trường tết nên phải chăm sóc thật kỹ để trái ra đúng vào thời điểm. Cho nên, hạt bắp được gieo trong khay sau đó mới cho vào chậu.
Thời gian xuống hạt bắt đầu vào tháng 10 (âm lịch). Việc trồng bắp làm kiểng nhà vườn nhẹ đầu tư, công chăm sóc, giá bán lại cao nên lợi nhuận tăng thêm từ 20 – 30% so với vạn thọ, cúc mâm xôi, hướng dương…
Với 200 chậu kiểng bắp tung ra thị trường vào dịp Tết Nguyên đán năm nay, anh Ngõ dự kiến bán với mức giá từ 25.000 – 45.000 đ/chậu.
Có thể bạn quan tâm

Hạ tầng được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, khép kín; hệ thống bể sản xuất và ương giống xây dựng theo kiểu nhà kính… Dự kiến, cuối năm 2015 sẽ đưa vào hoạt động, công suất 720 triệu post 12/năm, cung ứng khoảng 70% nhu cầu nuôi cho người nuôi ở vùng Ngũ Điền.

Năm 2014, từ nguồn kinh phí khuyến nông Trung ương, Trung tâm KNKN Vĩnh Phúc phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Bình Xuyên triển khai mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng từ tháng 4 - 10/2014, với quy mô 10.000 con/100 m3 lồng, cỡ cá giống khi thả là 240 con/kg.

Xã Hiệp Tùng, huyện Năm Căn (Cà Mau) có 2.730 ha nuôi tôm. Năng suất bình quân trên tôm nuôi những năm gần đây không ngừng tăng lên. Có được kết quả đó là nhờ người dân tăng cường chuyển đổi diện tích đất nuôi tôm quảng canh truyền thống sang nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm nước tĩnh và nuôi tôm công nghiệp.

Trước áp lực siết nợ từ ngân hàng, đã có không ít hộ nông dân nuôi tôm, cá tra ở ĐBSCL quyết định chuyển sang nuôi gia công, thậm chí bán một phần tư liệu sản xuất để giải quyết nợ. Trong khi đó, chính sách khoanh nợ cho đối tượng này, có hiệu lực vào đầu tháng 11-2014, liệu có rơi vào “vết xe đổ” của những chính sách tương tự?

Sáng 10/10, tại Trường Đại học Nha Trang khai mạc lớp tập huấn quốc tế về “Quản lý đàn cá bố mẹ và chọn giống trong nuôi trồng thủy sản”. Tham gia lớp Tập huấn có 32 học viên là các chuyên gia và cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thủy sản đến từ các nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.