Kiểng Bắp Chơi Tết Được Ưa Chuộng

Theo anh Ngõ, kiểng bắp có ý nghĩa như câu “chắc ăn như bắp”, lại bán với giá bình dân nên được nhiều người dân ưa chuộng.
Để phục vụ nhu cầu thị trường tết, nhiều nhà vườn ở các tỉnh ĐBSCL ngoài việc trồng những loại cây ăn trái vô chậu như thanh long, tắc, vú sữa, mận, bưởi..., mấy năm gần đây còn cho ra đời kiểng bắp (ngô) với giá từ vài chục đến trên dưới 100.000 đ/chậu (tùy nơi).
Nhiều năm gắn bó với nghề sản xuất hoa kiểng bán tết, anh Nguyễn Văn Ngõ ở ấp Quốc Khánh, xã Quốc Thái, huyện An Phú (An Giang), cho biết: “Năm nay, ngoài trồng những loại hoa kiểng bán vào dịp tết như vạn thọ, cúc mâm xôi, hướng dương tôi còn trồng thêm 200 chậu bắp để cung ứng cho nhu cầu Tết Ất Mùi này”.
Theo anh Ngõ, kiểng bắp có ý nghĩa như câu “chắc ăn như bắp”, lại bán với giá bình dân nên được nhiều người dân ưa chuộng.
Đây là loại cây phục vụ cho thị trường tết nên phải chăm sóc thật kỹ để trái ra đúng vào thời điểm. Cho nên, hạt bắp được gieo trong khay sau đó mới cho vào chậu.
Thời gian xuống hạt bắt đầu vào tháng 10 (âm lịch). Việc trồng bắp làm kiểng nhà vườn nhẹ đầu tư, công chăm sóc, giá bán lại cao nên lợi nhuận tăng thêm từ 20 – 30% so với vạn thọ, cúc mâm xôi, hướng dương…
Với 200 chậu kiểng bắp tung ra thị trường vào dịp Tết Nguyên đán năm nay, anh Ngõ dự kiến bán với mức giá từ 25.000 – 45.000 đ/chậu.
Có thể bạn quan tâm

Với sự cần cù, hăng say lao động, anh Hoàng Công Mê Sang ở thôn Xuân Lâm, xã Hải Lâm (Hải Lăng - Quảng Trị) đã khai hoang vùng đất gò đồi để lập trang trại. Sau 5 năm miệt mài sản xuất, kiến thiết, trang trại của Sang đã hình thành.

Sáng 6-12, tại xã Vĩnh Yên, Sở NN và PTNT tỉnh Lào Cai và UBND huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã tổ chức công bố Quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) về chỉ dẫn địa lý đối với trâu của huyện Bảo Yên (Lào Cai).

Thực hiện dự án phát triển cây bưởi đặc sản, huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) đã phối hợp với các ngành chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhằm ổn định diện tích và nâng cao năng suất, chất lượng quả.

Đầu tư trang trại nuôi heo lớn kết hợp xây dựng hầm chứa biogas, rồi lại dùng gas chạy máy phát điện nghiền thức ăn, chiếu sáng, tắm heo… giúp tiết kiệm chi phí. Đó là cách làm của anh Lê Tấn Hải (thị trấn Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang) với mô hình nuôi heo an toàn sinh học (ATSH).

Thời gian gần đây, người trồng sả ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) rất phấn khởi do giá sả liên tục ổn định ở mức cao, nhiều hộ thu lợi nhuận tới 150 triệu đồng/ha/năm. Chính vì vậy, từ đầu năm 2013 đến nay, diện tích trồng sả ở địa phương liên tục tăng, hiện đạt gần 450ha.