Kiến Nghị Việc Giải Tỏa, Di Dời Lồng, Bè Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Vũng Rô

UBND huyện Đông Hòa vừa kiến nghị UBND tỉnh Phú Yên chỉ đạo UBND TX Sông Cầu và huyện Tuy An tiếp nhận người dân địa phương có nhu cầu di dời lồng bè từ Vũng Rô về vùng nuôi Mái Nhà (xã An Hải, Tuy An) và vùng nuôi vịnh Xuân Đài (Cù Mông, TX Sông Cầu).
Đối với các hộ dân huyện Đông Hòa chuyên sinh sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản tại Vũng Rô, tỉnh cần có chính sách tạo công ăn việc làm để ổn định cuộc sống. Ngoài ra, UBND huyện Đông Hòa cũng đề nghị tỉnh thành lập Ban giải tỏa, di dời lồng, bè nuôi trồng thủy sản tại Vũng Rô để đảm bảo thực thi công việc.
Theo UBND huyện Đông Hòa, tính đến tháng 6/2013, có 31 bè của người dân và 91 lồng nuôi thủy sản của 3 doanh nghiệp đã di dời khỏi vùng nuôi Vũng Rô. Tuy nhiên, trong thời gian cơ quan chức năng của huyện vận động giải tỏa, di dời, một số người vẫn bất chấp lệnh cấm, đầu tư thêm lồng bè và thả nuôi giống mới.
Có thể bạn quan tâm

Cây lựu được trồng ở nhiều nước châu Á và châu Âu làm cây ăn quả, cây cảnh, cây thuốc. Theo Đông y, các bộ phận trên cây lựu như vỏ cây, hoa, quả..đều có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Liên tiếp 3 năm qua người làm muối tỉnh Khánh Hoà bị mất mùa, mất giá thê thảm khiến cuộc sống của họ rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn. Bước vào vụ sản xuất muối năm nay, tình hình cũng không mấy khả quan do thời tiết liên tục có mưa.

Tiền Giang đã ứng dụng có hiệu quả khoa học công nghệ để cải thiện chất lượng đàn bò theo hướng tăng nhanh đàn bò hướng thịt và bò cái lai sinh có nhiều ưu thế.

Tôm càng xanh là loài thủy sản không xa lạ với người dân Cà Mau. Từ khi chuyển dịch sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm, nhiều nơi tôm chết kéo dài nên nông dân ngày càng ý thức hơn trong việc tìm các đối tượng nuôi thích hợp với sự biến đổi của môi trường. Và con tôm càng xanh là một đối tượng nuôi triển vọng trên vùng đất tôm - lúa của vùng nước lợ và ngọt hóa.

Nhiều người dân xã Kiến Bình, huyện Tân Thạnh (Long An) nuôi gà trống thiến mang lại hiệu quả kinh tế cao.