Kiến Nghị Sớm Mua Tạm Trữ Lúa Gạo

Ngày 10-2, UBND tỉnh Đồng Tháp vừa gửi văn bản kiến nghị Chính phủ cho sớm triển khai mua tạm trữ lúa gạo vụ đông xuân.
Theo đó, Đồng Tháp xin mua tạm trữ khoảng 350.000 tấn quy gạo từ nay đến hết ngày 15-3-2015 và tạm trữ trong thời gian bốn tháng. Vụ đông xuân 2014-2015, Đồng Tháp đã thu hoạch xong 35% diện tích và sẽ thu hoạch rộ vào tháng ba. Nhưng từ đầu tháng hai tới nay lúa thu hoạch khó tiêu thụ và rớt giá.
Ông Trần Quang Cũi, phó giám đốc Sở NN&PTNT Kiên Giang, cho hay vụ đông xuân này toàn tỉnh đã thu hoạch được 60.000ha trên 307.000ha lúa. Tuần qua tuy chưa vào đợt thu hoạch chính vụ nhưng lúa đã tiêu thụ khó khăn, giá chỉ khoảng 4.000 - 4.500 đồng/kg tùy loại.
Do đó UBND tỉnh yêu cầu ngành nông nghiệp và các địa phương đang theo dõi, nếu tình hình tiêu thụ lúa tiếp tục bất lợi cho nông dân thì kiến nghị Chính phủ cho triển khai mua tạm trữ sớm sau Tết Nguyên đán.
Có thể bạn quan tâm

Phú Yên hiện có gần 1.000 tàu cá đang nằm bờ, trong đó có khoảng 670 tàu khai thác xa bờ, nguyên nhân là do giá xăng dầu tăng cao, giá bán thủy sản thấp, không ổn định nên có hơn 80% tàu thuyền khi về bến bị lỗ vốn. Để động viên ngư dân tiếp tục bám biển, các ngành chức năng và địa phương ven biển Phú Yên đang tập trung chỉ đạo hoạt động khai thác thủy sản đạt hiệu quả, tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ ngư dân…

Trong sản xuất và tiêu thụ mía của Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) hiện nay, ngoài chịu ảnh hưởng chung của cơ chế thị trường, thì nhiều nơi nằm trong vùng nguyên liệu vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế, dẫn đến việc giá thu mua mía nguyên liệu giảm.

Những năm trước đây, nuôi thủy sản nước lợ đã đem lại giá trị kinh tế cao cho những người dân ở xã Quảng Trường (Quảng Trạch - Quảng Bình). Thế nhưng, việc nuôi thủy sản của người dân những năm gần đây bị thua lỗ, họ đang đối mặt với những khó khăn.

Ngày 10.6, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Quận Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) có tốc độ đô thị hóa nhanh, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp nên việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị là chủ trương lớn của thành phố và của quận.