Kiến Nghị Gói Hỗ Trợ Vốn Cho Con Tôm

Để từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Dương Tiến Dũng kiến nghị các bộ, ngành Trung ương đưa ra gói hỗ trợ vốn cho con tôm, thông qua việc gia tăng mức tín dụng để các ngân hàng thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi.
Năm 2014, tỉnh Cà Mau phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1,2 tỷ USD. Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt hơn 440 triệu USD tương đương 41% kế hoạch năm.
Tuy nhiên, Hiệp hội Chế biến Thủy sản và Xuất khẩu Cà Mau nhận định, thời gian tới, tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro về giá cả, rào cản kỹ thuật ngày càng tăng.
Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có hơn 4.000 doanh nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ. Trong số hơn 30 doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Cà Mau, trên 50% số doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản do quản lý sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Một số doanh nghiệp thiếu vốn nên chỉ hoạt động cầm chừng.
Mặt khác, người nuôi thủy sản lao đao vì tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi kéo dài mà chưa tìm ra nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục hiệu quả. Tình trạng này đã khiến nhiều hộ nuôi tôm thiếu vốn để đầu tư nuôi vụ kế tiếp nên chọn giải pháp "treo ao".
Thực tế này nhiều khả năng dẫn tới việc thiếu nguồn nguyên liệu cục bộ ở Cà Mau trong thời gian tới.
Ngoài ra, ông Dương Tiến Dũng cũng đề nghị các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu sớm ban hành chính sách phát triển nuôi tôm như: tăng vốn đầu tư cho hộ nuôi tôm với lãi suất ưu đãi, xác định rõ nguyên nhân các bệnh gây tôm chết sớm, phổ biến kỹ thuật nuôi mới phù hợp từng vùng cụ thể, quy hoạch lại nuôi trồng thủy sản trong phạm vi vùng, hỗ trợ doanh nghiệp về rào cản thị trường...
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, từ đầu năm đến nay có hơn 370ha trên tổng diện tích khoảng 2.000ha tôm nuôi của tỉnh bị nhiễm bệnh thân đỏ, đốm trắng và hoại tử gan tụy.

Thời gian qua, nông dân các huyện vùng Nam Cà Mau như Ðầm Dơi, Phú Tân, Cái Nước đã phát triển mạnh nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp (NTCN), bên cạnh nhiều hộ trúng đậm đạt được lợi nhuận hàng trăm triệu đồng một vụ nuôi, cũng có rất nhiều người phải trả giá không hề nhỏ.

Những ngày gần đây, ngư dân Khánh Hòa và các tỉnh lân cận liên tiếp được mùa cá nục. Hiện giá cá nục đang ở mức khá cao và ổn định đã giúp nhiều chủ tàu thu lãi hàng chục triệu đồng sau mỗi chuyến biển.

Báo cáo từ các Sở NN-PTNT thuộc đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, sản lượng cá tra của hầu hết các tỉnh đều giảm so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do giá cá tra nguyên liệu giảm thấp nên người nuôi cho ăn cầm chừng, kéo dài thời gian, cá không đạt kích cỡ thu 8 hoạch.

Trong những năm gần đây, huyện chú trọng phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung. Hiện huyện có 156ha dong riềng, 3.500ha hồi, 100ha sở, đang có hướng mở rộng diện tích trồng sở lên 1.700ha, cùng hàng trăm ha trồng lúa, ngô, cây ăn quả như nhãn, ổi, vải, thanh long v.v..