Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kiến Nghị Giữ Cho Được 3,8 Triệu Ha Đất Lúa

Kiến Nghị Giữ Cho Được 3,8 Triệu Ha Đất Lúa
Ngày đăng: 26/06/2012

Ngày 25.6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 1 và 3. Cử tri Lê Thị Diễm Phương, nhận định, hiện diện tích đất lúa trên cả nước chỉ còn 4 triệu ha và ngày càng giảm.

“Do đó, mục tiêu mà Bộ NNPTNT đề ra là phải giữ cho được 3,8 triệu ha đất lúa rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, nói phải đi đôi với làm và cần hết sức kiên quyết, có chính sách cụ thể để giữ cho được 3,8 triệu ha đất lúa này” – bà Phương kiến nghị.

Cử tri Đặng Văn Khoan khẳng định, hiện diện tích đất lúa Việt Nam chỉ còn 3,6 triệu ha hoặc thấp hơn chứ không phải 4 triệu ha như Bộ NNPTNT nói. “Diện tích đất lúa ngày càng sút giảm thì lấy gì đảm bảo an ninh lương thực quốc gia?” – ông Khoan đặt vấn đề.

Cử tri kiến nghị cần có chính sách để giữ cho được 3,8 triệu ha đất lúa.

Ông Khoan cũng cho rằng việc thương lái Trung Quốc trước đây vào thu mua khoai lang tím tại tỉnh Vĩnh Long với giá cao ngất ngưởng vài chục ngàn/kg, giờ giá rớt thê thảm khiến 11.000ha trồng khoai lang tím của nông dân điêu đứng.

“Chưa kể, thương lái Trung Quốc còn lùng sục vào tận hang cùng ngõ hẻm mua trâu với giá cao nữa. Tôi cho rằng những việc này rất nguy hiểm, đề nghị Quốc hội phải giám sát chặt chẽ việc này” – ông Khoan nói.

Phát biểu tại cuộc tiếp xúc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết: “Tôi đi thăm nhiều tỉnh thì đúng là với nền kinh tế khó khăn như hiện nay, nông dân là vị cứu tinh cho cả nước khi trúng mùa liên tục. Có thể nói nông thôn chính là hậu phương vững chắc cho đô thị. Tôi đánh giá, chí ít 5-10 năm tới, nền nông nghiệp vẫn còn ảnh hưởng rất tích cực với nền kinh tế nước ta” – Chủ tịch nước khẳng định.

* Ngày 25.6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tiếp xúc với cử tri Hà Tĩnh. Nhiều ý kiến cử tri cho rằng, tam nông đóng góp lớn cho đất nước nhưng hiện nay người nông dân còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, đầu tư, tiêu thụ sản phẩm. Đây là nghịch lý cần giải quyết.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ghi nhận những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của cử tri Hà Tĩnh; đồng thời cho biết sẽ đưa những ý kiến này lên diễn đàn Quốc hội để đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam phát triển nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm Việt Nam phát triển nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm

Ngày 22/6, Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN & PTNT) và Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU).

26/06/2015
Hội thảo phát triển nghề nuôi cá thương phẩm ven kênh Đông – Củ Chi Hội thảo phát triển nghề nuôi cá thương phẩm ven kênh Đông – Củ Chi

Tính đến 2015, trên địa bàn huyện Củ Chi ước tính có hơn 242ha diện tích mặt nước nuôi thủy sản, trong đó sử dụng nguồn nước kênh Đông là 158ha.

26/06/2015
Cảnh báo việc nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài quy hoạch Cảnh báo việc nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài quy hoạch

Theo Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hồng- Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, các huyện Vũng Liêm, Long Hồ, Tam Bình (Vĩnh Long) vẫn còn tình trạng người dân nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài quy hoạch với khoảng 11 cơ sở nuôi.

26/06/2015
Khai giảng lớp kỹ thuật ương và nuôi tôm càng xanh tại xã Phú Thuận (An Giang) Khai giảng lớp kỹ thuật ương và nuôi tôm càng xanh tại xã Phú Thuận (An Giang)

Sáng ngày 18/6/2015, Hiệp hội Thủy sản An Giang phối hợp với Trung tâm giống thủy sản An Giang khai giảng lớp kỹ thật ương và nuôi tôm càng xanh tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn. Tham dự có ông Lê Chí Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang, ông Tăng Hoàng Vinh – Phó giám đốc Trung tâm giống thủy sản An Giang, bà Trần Thị Lệ Thanh – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phú Thuận và 25 học viên trong xã.

26/06/2015
Tôm nghịch vụ thất mùa Tôm nghịch vụ thất mùa

Hiện nay, một số diện tích ao nuôi tôm càng xanh nghịch vụ ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Mặc dù giá tôm cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng do ảnh hưởng từ thời tiết nên năng suất giảm từ 20 – 30%, gây thua lỗ cho nhiều người nuôi tôm.

26/06/2015