Khai giảng lớp kỹ thuật ương và nuôi tôm càng xanh tại xã Phú Thuận (An Giang)

Các học viên khi tham gia lớp học sẽ được học miễn phí, được cấp tài liệu, tập, viết học tập theo chi phí Nhà nước hỗ trợ.
Thời gian học trong 17 ngày, bắt đầu từ ngày 18/6/2015. Các học viên sẽ được giáo viên hướng dẫn kỹ thuật ương và nuôi tôm càng xanh trong ao đất, cách chăm sóc nuôi dưỡng tôm, chọn giống, thức ăn; hướng dẫn cách làm ao nuôi; biện pháp phòng và điều trị các bệnh thường xảy ra trên tôm càng xanh như: Tôm bị đóng rong, tôm bị đen mang… Cuối khóa học, các học viên sẽ được kiểm tra và được Trung tâm giống thủy sản An Giang cấp chứng chỉ nghề.
Việc mở lớp dạy nghề nhằm thực hiện tốt đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giúp các hộ nuôi tôm trang bị thêm những kiến thức khoa học kỹ thuật, góp phần tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Từ đó, góp phần đẩy mạnh phong trào nuôi thuỷ sản ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2011, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã thực hiện mô hình “Tổ hợp tác sản xuất chè vụ đông có sử dụng công nghệ tưới phun mưa tự động”. Đây là một trong những phương pháp sử dụng công nghệ kỹ thuật tưới nước tiết kiệm được áp dụng rộng rãi trên Thế giới và mang lại hiệu quả cao.

Những năm trước cứ sau mỗi mùa vụ, Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) lại đưa ra dự báo sản lượng hồ tiêu giảm, còn năm nay tổ chức này đưa ra dự báo sản lượng hồ tiêu vào khoảng 150.000 tấn, tăng khoảng 30.000 tấn so với năm trước.

Từ hiệu quả của mô hình trồng nấm linh chi và nấm bào ngư của HTX Nông nghiệp - Kinh doanh tổng hợp Bình Kiến 2 (HTX Bình Kiến 2), hiện nay nhiều hộ dân ở xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa, Phú Yên) đã học tập, đầu tư; bước đầu cho kết quả khả quan, mang lại nguồn thu nhập khá.

Để giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nhận thức, thay đổi tập quán sản xuất và nâng cao đời sống, phát triển kinh tế gia đình, huyện Đức Cơ (Gia Lai) đã triển khai mô hình cải tạo vườn tạp và bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Trong những năm qua, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi liên tục xảy ra, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm ở các vùng ven biển và phía bắc quốc lộ 1A tỉnh Bạc Liêu, nhiều hộ dân lúng túng trong việc chuyển đổi sản xuất các đối tượng thủy sản khác như: cá kèo, cá mú, cá chẽm… thì Anh Ngô Văn Xíu đã thành công với nghề nuôi hàu thương phẩm, hàng năm cho thu nhập vài trăm triệu đồng.