Kiên Giang Tìm Hiểu Lí Do Trung Quốc Tung Tiền, Lùng Mua Con Banh Lông

Phó chánh văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang vừa ký văn bản chỉ đạo Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cùng thanh tra sở kiểm tra, báo cáo về tình trạng thương lái Trung Quốc thu mua con banh lông trên địa bàn tỉnh này.
Ông Đỗ Xuân Vinh, Phó chánh văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang vừa ký văn bản chỉ đạo Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cùng thanh tra sở kiểm tra, báo cáo về tình trạng thương lái Trung Quốc thu mua con banh lông trên địa bàn tỉnh này.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông Kiên Giang cho biết, sẽ xem xét các quy định về việc khai thác con banh lông.
Nếu không đúng, cơ quan chức năng sẽ xử phạt theo quy định. Song song với đó, Sở sẽ chờ ý kiến phân tích của ngành chức năng, xem banh lông là con gì, đặc tính như thế nào, có giá trị kinh tế không, khai thác có làm ảnh hưởng môi trường sinh sống của các sinh vật biển không....
Ngoài tìm hiểu các thông tin về loài này, các ngành chức năng Kiên Giang cũng cần có biện pháp cảnh báo, bảo vệ bà con ngư dân.
Tỉnh Kiên Giang yêu cầu các cơ quan chức năng tìm hiểu và trả lời những câu hỏi về đặc tính, giá trị kinh tế của con banh lông.
Thời gian qua, tại Kiên Giang xuất hiện thương lái Trung Quốc đến tận thuyền của ngư dân thu mua banh lông với giá 800.000 đồng/kg. Chưa biết nguồn lợi thu được là bao nhiêu, song số tiền người dân bỏ ra để đầu tư ngư cụ dùng bắt banh lông lên tới 40-60 triệu đồng/thuyền và tốn 12-15 triệu đồng mỗi chuyến ra khơi đánh bắt.
Tuy nhiên, sau khi ngư dân ồ ạt khai thác thì gần đây, thương lái lại ngừng thu mua, khiến giá rớt mạnh, đặt ra nghi vấn về “kịch bản” chào giá cao - dân gom ồ ạt - ngừng thu mua tái diễn.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, việc chăn nuôi bò đã giúp nhiều nông dân thoát nghèo bền vững. Trong đó, xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang có hơn 50% gia đình thoát nghèo nhờ mô hình chăn nuôi này.

Nhờ nuôi thỏ kết hợp giun quế, gia đình anh Đào Duy Chung, thôn Đại Phú 2, xã Phi Mô, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) không chỉ thu lãi gần 200 triệu đồng/năm mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Ở TP Quy Nhơn (Bình Định) có một trang trại chăn nuôi heo rừng bán hoang dã quy mô lớn nhất tỉnh. Ðó là trang trại của ông Phan Ðình Chạng, tại thôn Hội Giáo, xã Nhơn Hội. Người dân địa phương thường gọi ông là “vua” nuôi heo rừng.

Mấy năm gần đây, gia đình chị Trần Thị Sản, thôn Lung Luông, xã Hồng Quang (Lâm Bình - Tuyên Quang) đã đầu tư phát triển kinh tế theo mô hình chăn nuôi tổng hợp, thu nhập đạt trên 300 triệu đồng/năm.

Tỉnh Bắc Kạn có thế mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tổng đàn trâu bò, ngựa hiện nay đã phát triển trên 76.000 con. Mặc dù trong những năm gần đây công tác tiêm phòng có chuyển biến tích cực, tỷ lệ tiêm phòng đạt khá cao, tuy nhiên dịch lở mồm long móng liên tiếp xảy ở một số địa phương. Vậy đâu là nguyên nhân?