Kiên Giang thực hiện nhiều dự án bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

Cụ thể là điều tra các nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng biển Kiên Giang để trên cơ sở đó sắp xếp, cơ cấu lại ngành nghề thích hợp. Nghiên cứu cải tiến ngư cụ của một số nghề khai thác thủy sản theo hướng thân thiện với môi trường, nguồn lợi thủy sản. Xây dựng mô hình thí điểm đồng quản lý nguồn lợi thủy sản, bảo vệ hệ sinh thái thảm cỏ biển ở Phú Quốc.
Xây dựng chiến lược truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm theo nguyên lý bảo ôn trên tàu khai thác thủy sản xa bờ. Thả giống bổ sung một số loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.
Duy trì công tác điều tra, giám sát đa dạng sinh học, quan trắc chất lượng môi trường nước trong Khu bảo tồn biển Phú Quốc. Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo tồn biển. Khảo sát, lập dự án xây dựng mô hình thí điểm thả rạn nhân tạo vùng biển Kiên Giang.
Tỉnh Kiên Giang hiện có đoàn tàu cá khoảng 10.700 chiếc, trong đó tàu khai thác xa bờ 4.650 chiếc, số còn lại công suất nhỏ dưới 90 CV khai thác đánh bắt vùng biển ven bờ và vùng lộng làm suy kiệt nguồn lợi thủy sản. Theo đó, nhiều tàu cá công suất nhỏ khai thác đánh bắt bằng các hình thức mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản như: sử dụng hóa chất, thuốc nổ, xung điện…
Đặc biệt nghiêm trọng là xâm hại những khu vực bảo tồn biển cấm khai thác, đánh bắt và những bãi giống, bãi đẻ tự nhiên của các loài thủy sản, nhất là vào mùa sinh sản của chúng. Môi trường sinh thái vùng biển, ven biển diễn biến ngày càng phức tạp, một số nơi bị ô nhiễm nặng. Hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản ven bờ chưa được ngăn chặn, kiểm soát chặt chẽ.
Cùng với việc thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, tỉnh Kiên Giang tập trung đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển với các loại hình như: nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua biển, cá lồng bè trên biển, nuôi nghêu, sò vùng bãi triều, nuôi cá nước lợ… nhằm giảm áp lực khai thác đánh bắt thủy sản biển.
Đầu tư phát triển đoàn tàu cá khai thác xa bờ kết hợp không cho đóng mới phương tiện công suất nhỏ và từng bước chuyển đổi ngành nghề phù hợp cho ngư dân đánh bắt ven bờ để bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ những vùng, khu vực cấm khai thác, đánh bắt và những bãi giống, bãi đẻ tự nhiên của các loài thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Ngắm toàn cảnh khu trang trại nuôi tôm hiện đại, bề thế rộng hàng chục ha nơi cửa biển vùng biên ải Móng Cái, nhiều người không khỏi thán phục tâm huyết, công sức của người chủ nhân.

Từ một sự tình cờ, gấc đến với bà con hai thôn Thạch Bồ, Bắc An (xã Hoà Tiến, Hoà Vang - Đà Nẵng). Tuy nhiên, chính sự tình cờ đó lại là cơ hội đổi đời cho nhiều hộ dân nơi đây. Họ đã giàu lên nhờ gấc.

Beta Agonist là chất dùng để tăng trọng, kích nạc cho thịt lợn, nhưng có thể dẫn đến khả năng gây ung thư cho người tiêu dùng. Vì thế, Beta Agonist đã bị cấm sử dụng cách đây hơn 10 năm. Thế nên, việc một lượng lớn thịt lợn chứa chất tạo nạc Beta Agonist vừa bị phát hiện tại một số tỉnh phía Nam, đã khiến người tiêu dùng lo lắng. Trên thị trường miền Bắc, lượng thịt tiêu thụ đã giảm đi đáng kể chỉ trong vòng 1 tuần qua.

Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây năm 2004, đáng ra anh phải chọn một công việc phù hợp trên con đường tiến thân. Nhưng với Lã Hữu Thương ở xóm Nam Hòa, xã Xuất Hóa, Lạc Sơn (Hòa Bình) lại chọn con đường về quê lập nghiệp xây dựng trang trại lợn rừng.

Ngày 03/3/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 332/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 với mục tiêu đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt trên 4,5 triệu tấn