Kiên Giang thực hiện nhiều dự án bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

Cụ thể là điều tra các nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng biển Kiên Giang để trên cơ sở đó sắp xếp, cơ cấu lại ngành nghề thích hợp. Nghiên cứu cải tiến ngư cụ của một số nghề khai thác thủy sản theo hướng thân thiện với môi trường, nguồn lợi thủy sản. Xây dựng mô hình thí điểm đồng quản lý nguồn lợi thủy sản, bảo vệ hệ sinh thái thảm cỏ biển ở Phú Quốc.
Xây dựng chiến lược truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm theo nguyên lý bảo ôn trên tàu khai thác thủy sản xa bờ. Thả giống bổ sung một số loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.
Duy trì công tác điều tra, giám sát đa dạng sinh học, quan trắc chất lượng môi trường nước trong Khu bảo tồn biển Phú Quốc. Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo tồn biển. Khảo sát, lập dự án xây dựng mô hình thí điểm thả rạn nhân tạo vùng biển Kiên Giang.
Tỉnh Kiên Giang hiện có đoàn tàu cá khoảng 10.700 chiếc, trong đó tàu khai thác xa bờ 4.650 chiếc, số còn lại công suất nhỏ dưới 90 CV khai thác đánh bắt vùng biển ven bờ và vùng lộng làm suy kiệt nguồn lợi thủy sản. Theo đó, nhiều tàu cá công suất nhỏ khai thác đánh bắt bằng các hình thức mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản như: sử dụng hóa chất, thuốc nổ, xung điện…
Đặc biệt nghiêm trọng là xâm hại những khu vực bảo tồn biển cấm khai thác, đánh bắt và những bãi giống, bãi đẻ tự nhiên của các loài thủy sản, nhất là vào mùa sinh sản của chúng. Môi trường sinh thái vùng biển, ven biển diễn biến ngày càng phức tạp, một số nơi bị ô nhiễm nặng. Hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản ven bờ chưa được ngăn chặn, kiểm soát chặt chẽ.
Cùng với việc thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, tỉnh Kiên Giang tập trung đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển với các loại hình như: nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua biển, cá lồng bè trên biển, nuôi nghêu, sò vùng bãi triều, nuôi cá nước lợ… nhằm giảm áp lực khai thác đánh bắt thủy sản biển.
Đầu tư phát triển đoàn tàu cá khai thác xa bờ kết hợp không cho đóng mới phương tiện công suất nhỏ và từng bước chuyển đổi ngành nghề phù hợp cho ngư dân đánh bắt ven bờ để bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ những vùng, khu vực cấm khai thác, đánh bắt và những bãi giống, bãi đẻ tự nhiên của các loài thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Xuân Thới Thượng là một trong những xã điểm về xây dựng nông thôn mới (NTM) của TP.HCM. Những năm qua, Hội Nông dân xã đã có nhiều chương trình hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất.

Trước đây, quanh đầm Lập An, thuộc thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế), người dân chỉ biết mò cua bắt cá trên đầm hay lên rừng đốn củi, nhiều đứa trẻ phải bỏ học giữa chừng vì nghèo. Nhưng...

Ngày 4.3, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm (CGC) đã họp bàn các giải pháp tiêu thụ gia cầm cho nông dân.

Tại đây, vào tháng 8.2013, trại trình diễn và thực hiện chăn nuôi bò sữa công nghệ cao (DDEF) đã được khánh thành. Đây là dự án nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác kỹ thuật giữa Sở NNPTNT TP.HCM và Trung tâm Hợp tác quốc tế (MASHAV) thuộc Bộ Ngoại giao Israel.

Những ngày đầu tháng 3, khảo sát một số vùng nuôi cá trọng điểm, Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) đánh giá có địa phương như Cần Thơ, Đồng Tháp nguyên liệu sụt giảm tới 40-60%.