Kiên Giang thực hiện nhiều dự án bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

Cụ thể là điều tra các nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng biển Kiên Giang để trên cơ sở đó sắp xếp, cơ cấu lại ngành nghề thích hợp. Nghiên cứu cải tiến ngư cụ của một số nghề khai thác thủy sản theo hướng thân thiện với môi trường, nguồn lợi thủy sản. Xây dựng mô hình thí điểm đồng quản lý nguồn lợi thủy sản, bảo vệ hệ sinh thái thảm cỏ biển ở Phú Quốc.
Xây dựng chiến lược truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm theo nguyên lý bảo ôn trên tàu khai thác thủy sản xa bờ. Thả giống bổ sung một số loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.
Duy trì công tác điều tra, giám sát đa dạng sinh học, quan trắc chất lượng môi trường nước trong Khu bảo tồn biển Phú Quốc. Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo tồn biển. Khảo sát, lập dự án xây dựng mô hình thí điểm thả rạn nhân tạo vùng biển Kiên Giang.
Tỉnh Kiên Giang hiện có đoàn tàu cá khoảng 10.700 chiếc, trong đó tàu khai thác xa bờ 4.650 chiếc, số còn lại công suất nhỏ dưới 90 CV khai thác đánh bắt vùng biển ven bờ và vùng lộng làm suy kiệt nguồn lợi thủy sản. Theo đó, nhiều tàu cá công suất nhỏ khai thác đánh bắt bằng các hình thức mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản như: sử dụng hóa chất, thuốc nổ, xung điện…
Đặc biệt nghiêm trọng là xâm hại những khu vực bảo tồn biển cấm khai thác, đánh bắt và những bãi giống, bãi đẻ tự nhiên của các loài thủy sản, nhất là vào mùa sinh sản của chúng. Môi trường sinh thái vùng biển, ven biển diễn biến ngày càng phức tạp, một số nơi bị ô nhiễm nặng. Hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản ven bờ chưa được ngăn chặn, kiểm soát chặt chẽ.
Cùng với việc thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, tỉnh Kiên Giang tập trung đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển với các loại hình như: nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua biển, cá lồng bè trên biển, nuôi nghêu, sò vùng bãi triều, nuôi cá nước lợ… nhằm giảm áp lực khai thác đánh bắt thủy sản biển.
Đầu tư phát triển đoàn tàu cá khai thác xa bờ kết hợp không cho đóng mới phương tiện công suất nhỏ và từng bước chuyển đổi ngành nghề phù hợp cho ngư dân đánh bắt ven bờ để bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ những vùng, khu vực cấm khai thác, đánh bắt và những bãi giống, bãi đẻ tự nhiên của các loài thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Nằm trong nhóm 26 xã đăng ký về đích nông thôn mới (NTM) năm 2015, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thạch Văn (Thạch Hà) đã và đang triển khai nhiều phong trào thi đua, nỗ lực vượt qua khó khăn, quyết tâm hoàn thành 19 tiêu chí NTM trong năm 2015.

Sáng 26/9, Bí thư Tỉnh ủy - Trưởng BCĐ nông thôn mới (NTM) Hà Tĩnh Võ Kim Cự đi kiểm tra một số mô hình phát triển sản xuất tại 2 xã Ân Phú, Đức Lĩnh và làm việc với cán bộ chủ chốt các xã, huyện Vũ Quang về tiến độ thực hiện chương trình NTM.

Không có điều kiện sắm tàu thuyền ra khơi hay mua đất làm rẫy, trong khi đất đai lại khô cằn, pha cát không phù hợp với việc trồng trọt, nên nhiều hộ dân vùng ven biển đã chuyển hướng đầu tư vào các mô hình chăn nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.

Trong những thời điểm chăn nuôi gặp khó khăn do thiếu vốn, dịch bệnh và thị trường tiêu thụ, gia đình bà Trần Thị Hường, ở thôn Châu Thành, xã Đắk Ru (Đắk R’lấp, Đắk Nông) vẫn “đứng vững” nhờ biết liên kết với doanh nghiệp, áp dụng mô hình chăn nuôi lợn gia công theo kỹ thuật tiên tiến.

Theo các tài liệu khoa học trên thế giới đã chứng minh, trong trứng gà xanh, hàm lượng axit amin, kẽm, I-ốt, lecithin, lượng vitamin tổng hợp gấp 2 - 3 lần trứng gà thông thường...