Kiên Giang Thả Hơn 530.000 Con Giống Tái Tạo Phát Triển Nguồn Lợi Thủy Sản

Nằm trong các hoạt động Lễ hội kỷ niệm 279 năm Tao đàn Chiêu Anh Các và Ngày thơ Việt Nam, ngày 5/3 (tức ngày Rằm tháng Giêng), UBND thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang tổ chức thả hơn 530.000 con giống xuống đầm Đông Hồ - Hà Tiên nhằm tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản và thả 8 cá thể đồi mồi về với biển.
Những loài thủy sản này do 16 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giống và cá nhân trên địa bàn thị xã Hà Tiên đóng góp gồm: tôm sú, cua, cá các loại và 12 cặp tôm sú bố mẹ. Riêng 8 cá thể đồi mồi do ông Giang Ngọc Lý ở phường Tô Châu (thị xã Hà Tiên) tự nguyện thả xuống biển, với trọng lượng 10 - 15 kg/con, tổng giá trị hơn 100 triệu đồng.
Ông Giang Ngọc Lý cho biết: Trong quá trình khai thác đánh bắt thủy sản trên biển Đông, tôi đã mua lại những con đồi mồi này từ bạn tàu đánh bắt được và đem về nuôi đến nay hơn 3 năm. Việc thả chúng về với biển là một thông điệp vận động, kêu gọi cộng đồng xã hội chung tay bảo vệ môi trường, khai thác đánh bắt, nuôi trồng phải đi đôi với tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Vì đó là lợi ích lâu dài, phát triển bền vững kinh tế thủy sản phục vụ đời sống con người.
Tại lễ thả giống thủy sản về với môi trường tự nhiên, lãnh đạo UBND thị xã Hà Tiên kêu gọi mọi người và cộng đồng xã hội tích cực tham gia công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bà con ngư dân khai thác đúng thời vụ, đúng kích thước mắt lưới và hướng đến khai thác đánh bắt xa bờ, bền vững; không sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện… khai thác đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt, hủy hoại môi trường biển.
Không khai thác đánh bắt những khu vực cá tập trung trong mùa sinh sản. Hành động tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản là trách nhiệm, quyền lợi của mọi người và cộng đồng xã hội đầy tính nhân văn.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian triển khai, mô hình nuôi cá lăng vàng không chỉ là hướng đi mới, mà còn hứa hẹn sẽ thúc đẩy phát triển phong trào nuôi trồng thuỷ sản và cải thiện đời sống thu nhập cho bà con nông dân huyện Đông Triều (Quảng Ninh).

Để nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững, bên cạnh việc quy hoạch bãi giống, bãi đẻ thì việc tái tạo nguồn lợi thủy sản đang được quan tâm.

Nhiều hộ chăn nuôi dù đã bảo vệ thành công đàn gia cầm trong dịch cúm, nhưng lại khó bảo vệ kinh tế của mình trước lượng cầu đang sụt giảm.

Tại các chợ, giá thịt heo cũng tăng từ 3-5 ngàn đồng/kg. Theo các thương lái chuyên mua heo giết mổ đưa về các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh, khả năng giá heo hơi sẽ còn tiếp tục giữ mức cao trong một vài tuần tới.

Theo tính toán của các hộ trồng ớt, sau 2 tháng trồng ớt sẽ bắt đầu cho thu hoạch, thời gian thu hoạch liên tục từ 4 đến 5 tháng, sản lượng đạt từ 25 đến 30 tấn/ha, thu nhập bình quân của mỗi ha ớt đạt từ 175 đến 220 triệu đồng (đã trừ chi phí). Với lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với những cây trồng khác nên huyện Yên Định đang chỉ đạo các xã rà soát để mở rộng diện tích trồng ớt trong thời gian tới.