Kiên Giang Thả Hơn 530.000 Con Giống Tái Tạo Phát Triển Nguồn Lợi Thủy Sản

Nằm trong các hoạt động Lễ hội kỷ niệm 279 năm Tao đàn Chiêu Anh Các và Ngày thơ Việt Nam, ngày 5/3 (tức ngày Rằm tháng Giêng), UBND thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang tổ chức thả hơn 530.000 con giống xuống đầm Đông Hồ - Hà Tiên nhằm tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản và thả 8 cá thể đồi mồi về với biển.
Những loài thủy sản này do 16 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giống và cá nhân trên địa bàn thị xã Hà Tiên đóng góp gồm: tôm sú, cua, cá các loại và 12 cặp tôm sú bố mẹ. Riêng 8 cá thể đồi mồi do ông Giang Ngọc Lý ở phường Tô Châu (thị xã Hà Tiên) tự nguyện thả xuống biển, với trọng lượng 10 - 15 kg/con, tổng giá trị hơn 100 triệu đồng.
Ông Giang Ngọc Lý cho biết: Trong quá trình khai thác đánh bắt thủy sản trên biển Đông, tôi đã mua lại những con đồi mồi này từ bạn tàu đánh bắt được và đem về nuôi đến nay hơn 3 năm. Việc thả chúng về với biển là một thông điệp vận động, kêu gọi cộng đồng xã hội chung tay bảo vệ môi trường, khai thác đánh bắt, nuôi trồng phải đi đôi với tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Vì đó là lợi ích lâu dài, phát triển bền vững kinh tế thủy sản phục vụ đời sống con người.
Tại lễ thả giống thủy sản về với môi trường tự nhiên, lãnh đạo UBND thị xã Hà Tiên kêu gọi mọi người và cộng đồng xã hội tích cực tham gia công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bà con ngư dân khai thác đúng thời vụ, đúng kích thước mắt lưới và hướng đến khai thác đánh bắt xa bờ, bền vững; không sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện… khai thác đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt, hủy hoại môi trường biển.
Không khai thác đánh bắt những khu vực cá tập trung trong mùa sinh sản. Hành động tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản là trách nhiệm, quyền lợi của mọi người và cộng đồng xã hội đầy tính nhân văn.
Có thể bạn quan tâm

Kim ngạch xuất khẩu 2 mặt hàng chiến lược của tỉnh An Giang (gạo, cá tra) trong 5 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt 196,4 triệu USD, thấp hơn nhiều so cùng kỳ. Nếu những tháng cuối năm xuất khẩu không tiến triển tốt, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng chung của tỉnh.

Những quy định trong nước hiện nay để các doanh nghiệp chế biến thủy sản tuân thủ cũng phải được thay đổi một cách phù hợp hơn trong bối cảnh hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.

Con dê hiện được đánh giá là vật nuôi phát triển kinh tế hộ hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo đáng kể cho huyện Thạnh Phú (Bến Tre). Thới Thạnh là một trong những xã dẫn đầu toàn huyện về phát triển mạnh phong trào nuôi dê, với số lượng đàn lên đến khoảng 2 ngàn con trong tổng số 9,5 ngàn con trong toàn huyện.

Yến tổ có giá, dễ tiêu thụ và lợi nhuận cao nên những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có nhiều hộ gia đình xây dựng nhà tiền tỷ để nuôi yến. Việc phát triển ồ ạt theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, đã gây nhiều phiền toái cho cuộc sống của người dân ở cạnh khu vực nuôi và tiềm ẩn nỗi lo về an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường…

Thời điểm này cây keo, tràm tiết mật từ kẽ lá non. Đây cũng chính là lúc những người làm nghề nuôi ong dạo lại bắt đầu mùa làm ăn của mình.