Kiên Giang tăng thu nhập từ trồng nấm theo mô hình sản xuất công nghiệp khép kín

Dự án hoàn thiện quy trình sản xuất một số loại nấm tại Kiên Giang được thực hiện từ tháng 11-2012, tại hai địa điểm: Trại thực nghiệm khoa học - công nghệ ấp Phước Ninh, xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành và xã Định Hòa, huyện Gò Quao.
Những năm trước đây, khi chưa được chuyển giao quy trình phân lập giống gốc, Trại thực nghiệm phải mua giống tại Trung tâm Công nghệ thực vật (Viện Di truyền). Do đó, để chủ động trong sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, ngoài việc tự phân lập nấm giống gốc và tự nhân giống từ cấp một đến cấp ba, nguồn giống được nghiên cứu thực hiện có những điểm phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa phương và được đầu tư các trang thiết bị, như nồi hơi, lò ấp khử trùng, tủ cấy vô trùng, tủ ấm…
Hiện tại, Trại thực nghiệm khoa học – công nghệ đã làm chủ được các quy trình công nghệ, đồng thời tự sản xuất bịch phôi và nuôi trồng 5 loại nấm phổ biến trong nước, như linh chi, bào ngư Nhật, bào ngư trắng, nấm mèo, nấm rơm. Đến cuối tháng 2-2015, dự án đã sản xuất được 18.000 bịch phôi nấm các loại, trong đó có 6.000 bịch phôi nấm bào ngư Nhật, 6.000 bịch bào phôi nấm linh chi, 4.000 bịch phôi nấm bào ngư trắng, 2.000 bịch phôi nấm mèo và 2 ha nấm rơm, thu hoạch trên 2.600 kg nấm tươi các loại.
Kỹ sư Phù Khí Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Kiên Giang cho biết, đây là dự án tương đối hoàn thiện. Qua đó, làm cơ sở duy trì ổn định nguồn nấm gốc, không như trước đây phải mua nấm gốc từ nơi khác về. Dự án được triển khai sản xuất tại địa phương nên quản lý được nấm gốc và tự làm phôi ổn định hơn. Từ đây, sẽ thành lập từng vùng sản xuất tập trung, tạo được đầu ra ổn định; sơ chế được tại chỗ để tăng giá trị của loại nấm sản xuất ra.
Tại trại thực nghiệm xã Định Hòa, huyện Gò Quao, đến cuối tháng 2-2015, đã cung cấp được 9.050 bịch phôi nấm các loại, trong đó 4.800 phôi nấm bào ngư Nhật, 2.400 bịch phôi nấm bào ngư trắng và 1.850 bịch phôi nấm linh chi, cho 7 hộ dân thuộc 4 ấp Hòa Tạo, Hòa Hớn, Hòa Mỹ và Hòa Thanh. Theo anh Lý Sơn Tấn, ngụ ấp Hòa Thanh, xã Định Hòa, nhờ tham gia vào dự án, gia đình được hỗ trợ 1.600 bịch phôi nấm bào ngư trắng, thực hiện nuôi cấy hơn hai tháng, thu hoạch hơn 230 kg nấm tươi, thu nhập gần 6 triệu đồng.
Theo anh Tấn, trồng nấm không khó, nhưng phải cần cù và tuân thủ cách hướng dẫn của kỹ sư, khoảng hơn 20 ngày là cho thu hoạch. Còn anh Danh Thanh, ngụ ấp Hòa Hớn, được hỗ trợ 1.600 bịch phôi giống bào ngư Nhật, sau hơn hai tháng, gia đình thu hoạch gần 300 kg nấm tươi, với tổng thu nhập gần 9 triệu đồng. Theo anh Thanh, đây là mô hình mới, giúp cho nông dân, nhất là trong lúc nông nhàn có thêm thu nhập để vươn lên khá giả. Hơn nữa, diện tích nhỏ cũng có thể trồng nấm được, giải quyết công ăn việc làm tại gia đình.
Từ những kết quả bước đầu, hy vọng việc chuyển giao kỹ thuật trồng và nuôi nấm sẽ được nhân rộng tại các địa phương trong tỉnh Kiên Giang, góp phần để bà con nông dân nâng cao thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Xuất thân trong một gia đình nông dân, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Nguyễn Thanh Thảo, ở ấp 1A, thị trấn Một Ngàn trở về địa phương gặp không ít khó khăn. Lúc đầu anh phải đi chạy xe khách để kiếm tiền trang trải cuộc sống, nhưng những dự tính về phát triển kinh tế gia đình luôn thôi thúc nên anh đã mạnh dạn đầu tư mô hình kinh tế trang trại. Đối tượng anh lựa chọn là ba ba thương phẩm để đón đầu những yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Tại Đăk Lăk, nơi chiếm giữ 1/3 diện tích cà phê cả nước, tái canh vẫn đang là chuyện của riêng nông dân, trong khi doanh nghiệp, chính quyền còn đứng ngoài cuộc.

Với sản lượng tôm thu được từ đánh bắt và nuôi trồng hơn 15 ngàn tấn, tăng 7% so với cùng kỳ, nguồn tôm nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy chế biến thủy sản của Bạc Liêu đã giảm căng thẳng so với tháng 1-2013. Các nhà máy chế biến xuất khẩu được hơn 3.640 tấn, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 30 triệu USD, riêng tháng 2 xuất khẩu thủy sản đạt trên 16 triệu USD, cao nhất trong vài năm trở lại đây.

Sinh ra và lớn lên ở thủ phủ của nhãn lồng Khoái Châu (Hưng Yên), Chu Văn Vang đã dành tình yêu của mình cho cây nhãn. 15 tuổi, Vang đã bắt tay vào ươm, nhân giống, quyết tâm không để giống nhãn quý của quê hương mình bị mai một.

Bệnh bại huyết: Cá bệnh bề ngoài trông bình thường hoặc phía dưới lớp vảy ở vùng bụng bị xung huyết chuyển thành màu hồng, khi giải phẫu cá mắc bệnh thấy bên trong ứa ra máu loãng, các nội tạng có những đốm tụ huyết. Loại bệnh này do vi khuẩn Aeromonas gây nên.