Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kiên Giang tăng thu nhập từ trồng nấm theo mô hình sản xuất công nghiệp khép kín

Kiên Giang tăng thu nhập từ trồng nấm theo mô hình sản xuất công nghiệp khép kín
Ngày đăng: 26/05/2015

Dự án hoàn thiện quy trình sản xuất một số loại nấm tại Kiên Giang được thực hiện từ tháng 11-2012, tại hai địa điểm: Trại thực nghiệm khoa học - công nghệ ấp Phước Ninh, xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành và xã Định Hòa, huyện Gò Quao.

Những năm trước đây, khi chưa được chuyển giao quy trình phân lập giống gốc, Trại thực nghiệm phải mua giống tại Trung tâm Công nghệ thực vật (Viện Di truyền). Do đó, để chủ động trong sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, ngoài việc tự phân lập nấm giống gốc và tự nhân giống từ cấp một đến cấp ba, nguồn giống được nghiên cứu thực hiện có những điểm phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa phương và được đầu tư các trang thiết bị, như nồi hơi, lò ấp khử trùng, tủ cấy vô trùng, tủ ấm…

Hiện tại, Trại thực nghiệm khoa học – công nghệ đã làm chủ được các quy trình công nghệ, đồng thời tự sản xuất bịch phôi và nuôi trồng 5 loại nấm phổ biến trong nước, như linh chi, bào ngư Nhật, bào ngư trắng, nấm mèo, nấm rơm. Đến cuối tháng 2-2015, dự án đã sản xuất được 18.000 bịch phôi nấm các loại, trong đó có 6.000 bịch phôi nấm bào ngư Nhật, 6.000 bịch bào phôi nấm linh chi, 4.000 bịch phôi nấm bào ngư trắng, 2.000 bịch phôi nấm mèo và 2 ha nấm rơm, thu hoạch trên 2.600 kg nấm tươi các loại.

Kỹ sư Phù Khí Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Kiên Giang cho biết, đây là dự án tương đối hoàn thiện. Qua đó, làm cơ sở duy trì ổn định nguồn nấm gốc, không như trước đây phải mua nấm gốc từ nơi khác về. Dự án được triển khai sản xuất tại địa phương nên quản lý được nấm gốc và tự làm phôi ổn định hơn. Từ đây, sẽ thành lập từng vùng sản xuất tập trung, tạo được đầu ra ổn định; sơ chế được tại chỗ để tăng giá trị của loại nấm sản xuất ra.

Tại trại thực nghiệm xã Định Hòa, huyện Gò Quao, đến cuối tháng 2-2015, đã cung cấp được 9.050 bịch phôi nấm các loại, trong đó 4.800 phôi nấm bào ngư Nhật, 2.400 bịch phôi nấm bào ngư trắng và 1.850 bịch phôi nấm linh chi, cho 7 hộ dân thuộc 4 ấp Hòa Tạo, Hòa Hớn, Hòa Mỹ và Hòa Thanh. Theo anh Lý Sơn Tấn, ngụ ấp Hòa Thanh, xã Định Hòa, nhờ tham gia vào dự án, gia đình được hỗ trợ 1.600 bịch phôi nấm bào ngư trắng, thực hiện nuôi cấy hơn hai tháng, thu hoạch hơn 230 kg nấm tươi, thu nhập gần 6 triệu đồng.

Theo anh Tấn, trồng nấm không khó, nhưng phải cần cù và tuân thủ cách hướng dẫn của kỹ sư, khoảng hơn 20 ngày là cho thu hoạch. Còn anh Danh Thanh, ngụ ấp Hòa Hớn, được hỗ trợ 1.600 bịch phôi giống bào ngư Nhật, sau hơn hai tháng, gia đình thu hoạch gần 300 kg nấm tươi, với tổng thu nhập gần 9 triệu đồng. Theo anh Thanh, đây là mô hình mới, giúp cho nông dân, nhất là trong lúc nông nhàn có thêm thu nhập để vươn lên khá giả. Hơn nữa, diện tích nhỏ cũng có thể trồng nấm được, giải quyết công ăn việc làm tại gia đình.

Từ những kết quả bước đầu, hy vọng việc chuyển giao kỹ thuật trồng và nuôi nấm sẽ được nhân rộng tại các địa phương trong tỉnh Kiên Giang, góp phần để bà con nông dân nâng cao thu nhập.


Có thể bạn quan tâm

Quản Lý Hầm Tôm Công Nghiệp Trước Tình Hình Dịch Bệnh Tràn Lan Quản Lý Hầm Tôm Công Nghiệp Trước Tình Hình Dịch Bệnh Tràn Lan

Vụ mùa năm 2011-2012 và những tháng đầu năm của năm 2013, ở Cà Mau, dịch bệnh tôm chết gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm công nghiệp.

19/10/2013
Thông Qua Dự Án Phát Triển “Ngân Hàng Bò” Tại Đồng Tháp Thông Qua Dự Án Phát Triển “Ngân Hàng Bò” Tại Đồng Tháp

Ngày 16/10/2013, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức cuộc họp thông qua chủ trương vận động phát triển “Ngân hàng bò” tại địa phương. Tham dự và chủ trì cuộc họp có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Nguyễn Văn Dương, Trần Thị Thái và Nguyễn Thanh Hùng.

19/10/2013
Bạc Liêu: Nông Dân Xã Châu Hưng A: Thu Nhập Cao Từ Cây Bồn Bồn Bạc Liêu: Nông Dân Xã Châu Hưng A: Thu Nhập Cao Từ Cây Bồn Bồn

Nhiều nông dân ở xã Châu Hưng A (huyện Vĩnh Lợi - Bạc Liêu) ăn nên làm ra nhờ mô hình trồng cây bồn bồn kết hợp với nuôi cá nước ngọt. Cây bồn bồn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế khá mà còn góp phần đa dạng nguồn rau sạch, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn…

20/10/2013
Khai Khác Theo Kiểu Hủy Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản: Cấm Nhưng Vẫn Làm Khai Khác Theo Kiểu Hủy Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản: Cấm Nhưng Vẫn Làm

Từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản đến nay đã 15 năm. Chỉ thị này góp phần nâng cao ý thức, hạn chế tình trạng khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản ở các địa phương. Song, để chấm dứt hoàn toàn thì không phải là chuyện dễ.

20/10/2013
Chính Sách Hỗ Trợ Giống Cây Trồng, Vật Nuôi, Thủy Sản Đối Với Vùng Bị Thiên Tai, Dịch Bệnh Chính Sách Hỗ Trợ Giống Cây Trồng, Vật Nuôi, Thủy Sản Đối Với Vùng Bị Thiên Tai, Dịch Bệnh

Trường hợp năng suất thu hoạch thực tế vụ này hơn 70% so với năng suất thu hoạch thực tế cùng vụ năm trước thì được xác định mức thiệt hại dưới 30%.

21/10/2013