Kiểm tra tình hình sâu bệnh hại lúa mùa tại huyện Thanh Thủy

Hiện nay, diện tích lúa thuộc khu 4, thị trấn Thanh Thủy đang trong giai đoạn cuối đẻ nhánh, chuyển sang giai đoạn làm đòng và trổ bông- giai đoạn có ý nghĩa quan trọng, quyết định tới năng suất và sản lượng vụ mùa. Tuy nhiên qua kiểm tra, trên các xứ đồng ở thị trấn Thanh Thủy xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ và sâu hai chấm đang gây hại với diện tích khoảng 15ha lúa. Bên cạnh đó chuột và châu chấu cũng đang gây hại mạnh.
Trước tình hình trên, đồng chí Hoàng Công Thủy yêu cầu lãnh đạo huyện Thanh Thủy, các phòng, ngành liên quan cần tiếp tục chỉ đạo sát sao việc kiểm tra đồng ruộng phát hiện kịp thời sâu cuốn lá và các đối tượng sâu hại khác; hướng dẫn nông dân cách sử dụng và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh đúng, đủ để phát huy tác dụng của thuốc, đảm bảo an toàn để lúa sinh trưởng, phát triển.
Đồng chí nhấn mạnh: Với điều kiện thời tiết tiếp tục mưa kéo dài không thể phun thuốc phòng trừ đồng loạt, người dân cần tranh thủ lúc trời tạnh trong ngày để phun thuốc và lựa chọn những loại thuốc lưu dẫn phối hợp tiếp xúc vị độc để tránh việc rửa trôi khi gặp trời mưa, góp phần giữ vững năng suất và sản lượng vụ mùa.
Có thể bạn quan tâm

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), đến thời điểm này, người dân trong huyện đã kết thúc 2 vụ nuôi tôm của năm 2013; sản lượng đạt 1.609 tấn, giảm hơn 200 tấn so với năm ngoái.

Cùng với con trâu, con bò và gắn với đồng ruộng, những năm gần đây xã Hòa Mục (Chợ Mới - Bắc Kạn) đã có sự đổi thay rõ rệt trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát huy thế mạnh đồi rừng, cuộc sống của bà con đã có sự chuyển biến rõ rệt.

Hàng chục hộ dân của hai thôn Bàu Giêng và Thắng Hải, xã Thắng Hải (Hàm Tân - Bình Thuận) đang gửi đơn kêu cứu, vì không thể chịu đựng được tình trạng ô nhiễm môi trường do nuôi tôm công nghiệp. Với mức độ xả nước thải dày đặc từ những hồ nuôi tôm thẻ chân trắng có diện tích rộng từ 2.000 - 3.000 m2 nơi đây, nếu không có giải pháp xử lý, khả năng sẽ ngày càng ô nhiễm nặng đến nguồn nước sinh hoạt.

Những ngày qua, ngư dân tại các vùng biển đồng loạt bước vào vụ sản xuất chính trong năm. Ngành chức năng Quảng Nam cũng đã đề ra nhiều giải pháp để đồng hành với các chuyến xa khơi của ngư dân.

Mấy năm nay, những lúc nông nhàn, ông Ngô Quang Thạo, ở xã Minh Tân (huyện Kiến Thụy - Hải Phòng) có thêm nghề quay mật cho những hộ nuôi ong trong vùng. Cứ đến mùa thu hoạch, ông Thạo lại đạp xe rong ruổi khắp làng trên xóm dưới quay mật giúp mọi người. Ông ít khi lấy tiền công quay mật nên mọi người thường cảm ơn bằng cách gửi biếu con gà, đôi vịt, lít mật ong...