Kiểm tra tình hình sâu bệnh hại lúa mùa tại huyện Thanh Thủy

Hiện nay, diện tích lúa thuộc khu 4, thị trấn Thanh Thủy đang trong giai đoạn cuối đẻ nhánh, chuyển sang giai đoạn làm đòng và trổ bông- giai đoạn có ý nghĩa quan trọng, quyết định tới năng suất và sản lượng vụ mùa. Tuy nhiên qua kiểm tra, trên các xứ đồng ở thị trấn Thanh Thủy xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ và sâu hai chấm đang gây hại với diện tích khoảng 15ha lúa. Bên cạnh đó chuột và châu chấu cũng đang gây hại mạnh.
Trước tình hình trên, đồng chí Hoàng Công Thủy yêu cầu lãnh đạo huyện Thanh Thủy, các phòng, ngành liên quan cần tiếp tục chỉ đạo sát sao việc kiểm tra đồng ruộng phát hiện kịp thời sâu cuốn lá và các đối tượng sâu hại khác; hướng dẫn nông dân cách sử dụng và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh đúng, đủ để phát huy tác dụng của thuốc, đảm bảo an toàn để lúa sinh trưởng, phát triển.
Đồng chí nhấn mạnh: Với điều kiện thời tiết tiếp tục mưa kéo dài không thể phun thuốc phòng trừ đồng loạt, người dân cần tranh thủ lúc trời tạnh trong ngày để phun thuốc và lựa chọn những loại thuốc lưu dẫn phối hợp tiếp xúc vị độc để tránh việc rửa trôi khi gặp trời mưa, góp phần giữ vững năng suất và sản lượng vụ mùa.
Có thể bạn quan tâm

Dựa vào điều kiện đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, lão nông Phạm Đạt ở xã Hành Minh (Nghĩa Hành) đã mạnh dạn phát triển kinh tế vườn, trồng cây ăn trái

Năm 2015, sản lượng gà của anh Trần Văn Đa đạt 16 tấn mang về cho anh thu nhập khoảng 2,4 tỷ đồng, trừ đi chi phí, anh vẫn lãi trên 2 tỷ đồng.

1 sào lúa-360m2 trong một vụ khoảng 115 ngày, nông dân thu lãi trung bình 400.000 đồng. Cũng trên mảnh đất ấy, khi đưa công nghệ cao vào , lợi nhuận gấp 100 lần

Hiện toàn huyện Thanh Chương (Nghệ An) có gần 400 trang trại, gia trại trong đó có 29 trang trại đạt tiêu chí theo thông tư 27 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Chỉ với lối đi cuối nhà ngang 1,5m, dài 5m, anh Phạm Thanh Tòng (phường Phước Long A, quận 9) đã che chắn thành khu nuôi cá đĩa với 20 hồ kiếng.