Kiểm Tra Nhanh EMS - Hy Vọng Mới Cho Người Nuôi Tôm Thái Lan

Nhóm các nhà khoa học Thái Lan đã tìm ra cách kiểm tra nhanh dấu hiệu của EMS (Hội chứng tôm chết sớm) trên tôm nuôi và hy vọng có thể giảm thiểu rủi ro cho người nuôi tôm nước này.
Nhà nghiên cứu Tim Fregel tại Trung tâm Quốc gia về Công nghệ Gen và Sinh học cho biết đây là tiến bộ đạt được nhờ hợp tác giữa các nhà nghiên cứu Thái Lan và Đài Loan.
Vi khuẩn gây bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) sẽ được phát hiện nhờ giải mã DNA từ mẫu chất thải, thức ăn nuôi tôm và mô tôm.
Chuỗi DNA sẽ được đem so sánh để xác định có liên hệ với vi khuẩn AHPND hay không. Phương pháp xác định EMS hiện nay không chỉ mất thời gian mà quy trình thực hiện phức tạp. Đầu tiên là lấy vi khuẩn từ mẫu tôm bệnh, nuôi cấy và kiểm tra rồi cấy trở lại vào tôm khác rồi chờ một thời gian. Nếu tôm chết mới có thể xác định nguyên nhân do AHPND.
EMS lan rộng tại Thái Lan vào năm 2012 khiến sản lượng tôm nuôi của Thái Lan giảm gần 50% do tôm chết ngay từ giai đoạn đầu thả nuôi và người nuôi cắt giảm chi phí đầu tư để tránh thiệt hại nặng.
EMS xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2009 và ở Việt Nam năm 2010. Năm 2011 Malaysia xuất hiện EMS và lây sang Thái Lan vào năm 2012. Việc kiểm soát EMS bị hạn chế do chưa có các biện pháp phát hiện mầm bệnh từ sớm.
Phương pháp phát hiện này cho kết quả chính xác lên tới 99% và để đạt độ chính xác 100% cần thêm bước nghiên cứu nữa.
Có thể bạn quan tâm

Cơ sở để VASEP đưa ra dự báo trên là căn cứ vào tình hình xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm nay đã đạt 2,86 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm tăng ở tất cả các thị trường, còn xuất khẩu cá tra, bạch tuộc đã có dấu hiệu phục hồi.

Từ 8 con hươu vào năm 2004, đến nay, anh Trần Văn Phước ở Thị trấn Tân Phú - Đồng Phú - tỉnh Bình Phước đã gây dựng được đàn hươu, nai hơn 70 con. Đây là nông hộ nuôi hươu, nai lớn nhất tỉnh, thu hút sự quan tâm của nhiều bà con trong vùng đến tham quan và học tập.

Xã Nghĩa Phong (Nghĩa Hưng) có trên 545ha đất nông nghiệp, trong đó diện tích cây trồng vụ đông có trên 106ha. Trong những năm qua, Hội Nông dân xã đã vận động hội viên nông dân mạnh dạn chuyển đổi những diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng cây vụ đông, tập trung vào các loại cây rau màu có giá trị thu nhập cao như bí xanh, bí đỏ, cà chua, rau màu các loại…, riêng giá trị sản xuất cây vụ đông đạt 150-200 triệu đồng/ha/năm.

Mục tiêu của Dự án Cạnh tranh chăn nuôi và An toàn thực phẩm Lâm Đồng (Dự án LIFSAP Lâm Đồng) thuộc Sở NN-PTNT là “Nâng cao hiệu quả của những người chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình; giảm thiểu tác động môi trường của hoạt động chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ gia súc - gia cầm và tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi…”.

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Thời điểm này, nông dân phường Túc Duyên (T.P Thái Nguyên) đang tất bật xuống giống để chuẩn bị cho vụ hoa Tết 2015. Nhiều năm trở lại đây, trồng hoa Tết đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.