Kiểm Tra Nhanh EMS - Hy Vọng Mới Cho Người Nuôi Tôm Thái Lan

Nhóm các nhà khoa học Thái Lan đã tìm ra cách kiểm tra nhanh dấu hiệu của EMS (Hội chứng tôm chết sớm) trên tôm nuôi và hy vọng có thể giảm thiểu rủi ro cho người nuôi tôm nước này.
Nhà nghiên cứu Tim Fregel tại Trung tâm Quốc gia về Công nghệ Gen và Sinh học cho biết đây là tiến bộ đạt được nhờ hợp tác giữa các nhà nghiên cứu Thái Lan và Đài Loan.
Vi khuẩn gây bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) sẽ được phát hiện nhờ giải mã DNA từ mẫu chất thải, thức ăn nuôi tôm và mô tôm.
Chuỗi DNA sẽ được đem so sánh để xác định có liên hệ với vi khuẩn AHPND hay không. Phương pháp xác định EMS hiện nay không chỉ mất thời gian mà quy trình thực hiện phức tạp. Đầu tiên là lấy vi khuẩn từ mẫu tôm bệnh, nuôi cấy và kiểm tra rồi cấy trở lại vào tôm khác rồi chờ một thời gian. Nếu tôm chết mới có thể xác định nguyên nhân do AHPND.
EMS lan rộng tại Thái Lan vào năm 2012 khiến sản lượng tôm nuôi của Thái Lan giảm gần 50% do tôm chết ngay từ giai đoạn đầu thả nuôi và người nuôi cắt giảm chi phí đầu tư để tránh thiệt hại nặng.
EMS xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2009 và ở Việt Nam năm 2010. Năm 2011 Malaysia xuất hiện EMS và lây sang Thái Lan vào năm 2012. Việc kiểm soát EMS bị hạn chế do chưa có các biện pháp phát hiện mầm bệnh từ sớm.
Phương pháp phát hiện này cho kết quả chính xác lên tới 99% và để đạt độ chính xác 100% cần thêm bước nghiên cứu nữa.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi các nhà khoa học vẫn chưa tìm được phương pháp khắc phục dịch bệnh trên tôm nuôi, đặc biệt là hội chứng tôm chết sớm (EMS), thì một nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thử nghiệm đưa bột bã mía vào ao nuôi tôm của mình.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, từ đầu năm đến nay, tôm xuất khẩu sang các thị trường quan trọng như EU, Nhật Bản đã liên tục bị cảnh báo về dư lượng kháng sinh Oxytetraxycline.

Từ nhiều năm nay, người cao tuổi ở các xã trong huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đều đã biết về cây chè hoa vàng dùng để nấu nước uống giống như cây chè xanh bình thường. Đây là loài cây mọc tự nhiên trong rừng.

Anh Nguyễn Tâm Đăng ở xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) là người đầu tiên thành công nuôi dưỡng cá bông lau từ nguồn giống tự nhiên với quy mô lớn nhất ĐBSCL. Đây là loài cá có giá trị cao gấp 4 - 5 lần cá tra.

Cùng với cây lúa được đánh giá là vụ mùa bội thu, hiện bà con nông dân huyện Bố Trạch cũng đang tiến hành thu hoạch cây ớt, là loại cây mang lại lợi ích kinh tế cao trong những năm gần đây.