Kiểm Tra Nhanh EMS - Hy Vọng Mới Cho Người Nuôi Tôm Thái Lan

Nhóm các nhà khoa học Thái Lan đã tìm ra cách kiểm tra nhanh dấu hiệu của EMS (Hội chứng tôm chết sớm) trên tôm nuôi và hy vọng có thể giảm thiểu rủi ro cho người nuôi tôm nước này.
Nhà nghiên cứu Tim Fregel tại Trung tâm Quốc gia về Công nghệ Gen và Sinh học cho biết đây là tiến bộ đạt được nhờ hợp tác giữa các nhà nghiên cứu Thái Lan và Đài Loan.
Vi khuẩn gây bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) sẽ được phát hiện nhờ giải mã DNA từ mẫu chất thải, thức ăn nuôi tôm và mô tôm.
Chuỗi DNA sẽ được đem so sánh để xác định có liên hệ với vi khuẩn AHPND hay không. Phương pháp xác định EMS hiện nay không chỉ mất thời gian mà quy trình thực hiện phức tạp. Đầu tiên là lấy vi khuẩn từ mẫu tôm bệnh, nuôi cấy và kiểm tra rồi cấy trở lại vào tôm khác rồi chờ một thời gian. Nếu tôm chết mới có thể xác định nguyên nhân do AHPND.
EMS lan rộng tại Thái Lan vào năm 2012 khiến sản lượng tôm nuôi của Thái Lan giảm gần 50% do tôm chết ngay từ giai đoạn đầu thả nuôi và người nuôi cắt giảm chi phí đầu tư để tránh thiệt hại nặng.
EMS xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2009 và ở Việt Nam năm 2010. Năm 2011 Malaysia xuất hiện EMS và lây sang Thái Lan vào năm 2012. Việc kiểm soát EMS bị hạn chế do chưa có các biện pháp phát hiện mầm bệnh từ sớm.
Phương pháp phát hiện này cho kết quả chính xác lên tới 99% và để đạt độ chính xác 100% cần thêm bước nghiên cứu nữa.
Có thể bạn quan tâm

Cá sặc rằn, còn gọi là cá rô tía da rắn hay cá rô tía Xiêm hay cá lò tho là một loài cá thuộc họ Cá tai tượng. Loài cá này là một món ăn quan trọng trong nền ẩm thực của nhiều nước, đồng thời nó cũng là một loài cá cảnh thông dụng.

Đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu đạt sản lượng 10.000 tấn cá nước lạnh (7.287 tấn cá tầm và 2.713 tấn cá hồi), đó là mục tiêu cơ bản của dự thảo Quy hoạch phát triển cá nước lạnh đến năm 2020. Mục tiêu này đã được đưa ra thảo luận tại Hội thảo góp ý Quy hoạch phát triển cá nước lạnh được tổ chức ngày 16/9/2014 tại Lâm Đồng

Để làm được một vụ lúa trên đất nuôi tôm trong điều kiện hoàn toàn lệ thuộc nước trời như ở Cà Mau là một sự nhẫn nại, nhạy bén và đầy tính sáng tạo của nông dân rất đáng trân trọng. Nhưng do nhiều nguyên nhân nên mức độ thành công khác nhau, dẫn đến suy nghĩ, nhận thức và quyết tâm từng người cũng khác nhau, khiến diện tích và bản đồ canh tác lúa trên đất tôm luôn biến động và thường không đạt chỉ tiêu kế hoạch, phá vỡ quy hoạch, nhất là những năm thời tiết không thuận.

Tận dụng con nước khi lũ về và diện tích đất canh tác bên bờ sông Hậu, nhiều nông dân xã Bình Thạnh Đông (Phú Tân - An Giang) đã mạnh dạn đào ao nuôi tôm càng xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Những năm qua ở Thanh Hoá, chăn nuôi các loại gia súc, như: Trâu, bò thịt, bò sữa, dê... để sinh sản, lấy thịt, lấy sữa đang là hướng đi đúng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều địa phương. Tuy nhiên, việc thiếu vùng trồng nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia súc đang là một trong những nguyên nhân khiến khả năng sinh sản và cho thịt của con nuôi bị hạn chế.