Kiểm Tra Nhanh EMS - Hy Vọng Mới Cho Người Nuôi Tôm Thái Lan

Nhóm các nhà khoa học Thái Lan đã tìm ra cách kiểm tra nhanh dấu hiệu của EMS (Hội chứng tôm chết sớm) trên tôm nuôi và hy vọng có thể giảm thiểu rủi ro cho người nuôi tôm nước này.
Nhà nghiên cứu Tim Fregel tại Trung tâm Quốc gia về Công nghệ Gen và Sinh học cho biết đây là tiến bộ đạt được nhờ hợp tác giữa các nhà nghiên cứu Thái Lan và Đài Loan.
Vi khuẩn gây bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) sẽ được phát hiện nhờ giải mã DNA từ mẫu chất thải, thức ăn nuôi tôm và mô tôm.
Chuỗi DNA sẽ được đem so sánh để xác định có liên hệ với vi khuẩn AHPND hay không. Phương pháp xác định EMS hiện nay không chỉ mất thời gian mà quy trình thực hiện phức tạp. Đầu tiên là lấy vi khuẩn từ mẫu tôm bệnh, nuôi cấy và kiểm tra rồi cấy trở lại vào tôm khác rồi chờ một thời gian. Nếu tôm chết mới có thể xác định nguyên nhân do AHPND.
EMS lan rộng tại Thái Lan vào năm 2012 khiến sản lượng tôm nuôi của Thái Lan giảm gần 50% do tôm chết ngay từ giai đoạn đầu thả nuôi và người nuôi cắt giảm chi phí đầu tư để tránh thiệt hại nặng.
EMS xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2009 và ở Việt Nam năm 2010. Năm 2011 Malaysia xuất hiện EMS và lây sang Thái Lan vào năm 2012. Việc kiểm soát EMS bị hạn chế do chưa có các biện pháp phát hiện mầm bệnh từ sớm.
Phương pháp phát hiện này cho kết quả chính xác lên tới 99% và để đạt độ chính xác 100% cần thêm bước nghiên cứu nữa.
Có thể bạn quan tâm

Xã Buôn Choáh (Krông Nô) là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp và đang được địa phương khai thác có hiệu quả.

Trước thực tế nhiều mặt hàng nông sản như vải, dưa hấu, thanh long... ùn ứ, ngày 14-5, Bộ Công thương, Bộ NN PTNT đã có buổi họp tìm giải pháp.

Trên khu đồi rộng hơn 2 ha của gia đình anh Nguyễn Văn Đồng, thôn Tuấn Thịnh, xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang diện tích trồng dứa đang cho thu hoạch.

Thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Bình Thuận, do thời tiết nắng nóng kéo dài nên bệnh thán thư và vàng cành trên thanh long gia tăng. Cụ thể, diện tích nhiễm thán thư là 335 ha, tăng 8 ha so với thời điểm cuối tháng 4/2015 và tăng 270 ha so cùng kỳ năm 2014, phân bố chủ yếu ở huyện Hàm Thuận Bắc.

Khi đi tham quan nhà vườn ở Nam bộ, ông Trần Thái, ở thôn Phú Lâm, xã Tây Phú (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) rất thích giống mít tố nữ Malaysia hạt lép, bởi giống mít này ngon hơn giống mít tố nữ nội địa. Ông liền đưa giống mít đặc sản này về trồng ở trang trại gia đình. Ban đầu, ông trồng thử nghiệm 10 cây, đến nay đã có 200 cây mít đặc sản trong vườn.