Kiểm tra nguồn gốc thịt heo qua Internet

Ông Gabor Fluit, Tổng Giám đốc Công ty TNHH De Heus (Hà Lan), cho biết như trên tại lễ ký kết hợp tác giữa công ty này với Công ty Vissan về việc phát triển dự án chuỗi giá trị thịt heo an toàn có nguồn gốc rõ ràng và bền vững đầu tiên tại Việt Nam.
Với dự án này, các bên tham gia thiết lập chuỗi giá trị cung ứng thịt heo sạch, an toàn từ khâu chăn nuôi, giết mổ đến thành phẩm và phân phối ra thị trường, đồng thời qua đó có thể truy xuất nguốn gốc sản phẩm thịt heo từ nông trại đến bàn ăn. Theo ông Gabor Fluit, với sự hỗ trợ của chính phủ Hà Lan, dự án đang hướng dẫn cho 250 trại heo mẫu, chủ yếu tập trung ở Đồng Nai. Dự kiến năm 2016 sản phẩm heo sạch sẽ có mặt ở thị trường.
Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty Vissan, cho hay lâu nay Việt Nam khó xuất khẩu thịt heo do không truy xuất được nguồn gốc. Do vậy, dự án này sẽ góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi heo phát triển với năng suất cao hơn, chất lượng tốt và giá thành thấp hơn để có thể xuất khẩu được.
Có thể bạn quan tâm

Ông Võ Minh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - NHNN) cho biết, triển khai chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP, đối với lĩnh vực cá tra, NHNN đã phê duyệt cho 02 doanh nghiệp là Công ty TNHH Hùng Cá và Công ty TNHH SX-TM-DV Thuận An thực hiện 02 dự án liên kết sản xuất và xuất khẩu cá tra được tham gia chương trình. Việc thí điểm cho vay theo mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất và xuất khẩu cá tra đã mang lại những kết quả ban đầu đáng khích lệ.

Nhằm mục tiêu cải thiện công tác quản lý nghề cá ven bờ theo hướng bền vững tại các tỉnh duyên hải được lựa chọn của Việt Nam, tăng cường năng lực thể chế cho ngành thủy sản trong việc quản lý bền vững các nguồn lợi, thúc đẩy các biện pháp thực hành tốt trong NTTS bền vững; và thực hiện các quy trình thực hành tốt vì sự bền vững của ngành khai thác thủy sản ven bờ. Mô hình trình diễn đa dạng hóa của Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD), nhằm đa dạng các đối tượng nuôi trồng thủy sản để người nuôi có thể chọn lựa sản xuất phù hợp với điều kiện của vùng và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Tận dụng lợi thế mặt nước lợ dưới chân cầu Thạnh Đức (Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi), nhiều người dân ở vùng ven biển này đã thả nuôi nhiều loại thủy hải sản trong lồng bè, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Sáng 30/8, hơn 60 cán bộ, nhân viên VNPT Phú Yên diễu hành trên các tuyến phố ở TP Tuy Hòa, huyện Tây Hòa để tuyên truyền triển khai gói cước Zone 500 đồng hành cùng ngư dân bám biển. Chương trình này VNPT Phú Yên sẽ lần lượt tổ chức đi diễu hành tuyên truyền tại các địa phương còn lại

8 tháng của năm 2015, 81 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm của 13 doanh nghiệp và 68 hộ dân đã được cấp mã số, với 646 ao, tổng diện tích nuôi 603,21 héc-ta.