Kiểm tra mô hình nuôi thâm canh lươn đồng

Mới đây, Phòng Kinh tế thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư thành phố kiểm tra mô hình nuôi lươn thâm canh lươn đồng tại hộ ông Triệu Hồng Minh, ở ấp 5, xã Vị Tân. Mô hình đã triển khai thực hiện 6 tháng, thả nuôi 4.500 con lươn giống trong diện tích 75m2.
Đến nay, trọng lượng bình quân của lươn đạt khoảng 380g (tương đương khoảng 25 - 28 con/kg), tăng so với trọng lượng ban đầu khi mới thả con giống là là 150g. Đây là một trong 5 mô hình trình diễn nuôi lươn thâm canh lươn đồng thực hiện trong kế hoạch năm 2015 của thành phố Vị Thanh nhằm tạo mô hình làm ăn có hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân.
Khi tham gia thực hiện mô hình, nông dân được hỗ trợ 100% con giống và 30% thức ăn, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều vụ nuôi thất bại, anh Nguyễn Viết Khánh (SN 1976, ở xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư gần 4 tỷ đồng nuôi tôm công nghệ khép kín.

Trại nuôi tép cảnh của anh Nguyễn Thanh Huyền, huyện Mỏ Cày Nam, mỗi tháng bán khoảng 10.000 con, thu lợi nhuận hơn 30 triệu đồng.

Ở Cà Mau, mô hình nuôi tôm dưới tán rừng đang được nhân rộng và người dân rất hào hứng tham gia. Vậy mô hình này có gì hấp dẫn được người dân như vậy?

Mô hình nuôi tôm trong bể xi măng do Trường Đại học Trà Vinh thực hiện giảm được 20% chi phí thức ăn, tôm phát triển nhanh, tỷ lệ thành công lên đến 95%.

Trên mảnh đất của cha mẹ để lại có diện tích 1,8 ha. Anh Nguyễn Văn Hải, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch luôn tìm cách làm ăn tạo ra thu nhập kinh tế cho gia đình