Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kiểm Tra Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Là Chính Theo Hướng GAP

Kiểm Tra Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Là Chính Theo Hướng GAP
Ngày đăng: 10/06/2012

Ngày 30/5/2012, đoàn cán bộ của Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ triển khai mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực theo hướng GAP trong ao tại tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh.

Trước đó, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Hải Dương và Trung tâm Khuyến nông Bắc Ninh chọn 6 hộ dân có nguyện vọng và có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng để xây dựng mô hình trình diễn. Ngày 10/4/2012, Trung tâm đã ký hợp đồng với các hộ này, cam kết về các điều kiện triển khai. Từ ngày 15 – 20/4/2012, các hộ nuôi tiến hành diệt tạp và bón vôi cho ao. Thời điểm thả cá giống từ đầu tháng 5/2012, với tỷ lệ thả ghép trên 50% cá rô phi; tỷ lệ thả các loài cá khác như cá chép, cá trắm, cá mè… tùy theo điều kiện từng vùng. Kích cỡ cá giống: cá rô phi 5 cm/con; cá chép 4 – 5 cm/con; cá trắm 12 cm/con; cá mè 12 – 15 cm/con. Thức ăn sử dụng cho cá là thức ăn công nghiệp của Công ty CP, Công ty Cargill và SeaPro, có độ đạm từ 25% - 35% (tùy theo từng giai đoạn phát triển của cá), đảm bảo chất lượng và dinh dưỡng cho cá.

Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống và 30% thức ăn, vôi, hóa chất, thuốc phòng trị bệnh. Trước khi thực hiện mô hình, bà con được tập huấn quy trình kỹ thuật nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực theo hướng GAP trong ao.

Đây là một hình thức nuôi mới, nhằm hướng tới an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), yêu cầu nghiêm ngặt về quy trình kỹ thuật, có ghi chép sổ, theo dõi khẩu phần thức ăn hằng ngày, tốc độ tăng trưởng hàng tháng của cá và các biến động môi trường nước,…

Tại thời điểm kiểm tra, cá sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 80%, trọng lượng trung bình của cá đạt 80 – 100 g/con.

Hộ gia đình ông Phạm Văn Cam ở thôn Tiền, xã An Châu, TP Hải Dương cho biết, đây là lần đầu tiên gia đình ông tham gia mô hình trình diễn nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực theo hướng GAP. Qua 1 tháng nuôi, cá phát triển tốt hơn so với hình thức nuôi trước đây và chưa phát hiện dịch bệnh xảy ra trên cá. Nếu mô hình có kết quả tốt, gia đình ông sẽ mở rộng thêm diện tích để phát triển nuôi theo hình thức này.

Mô hình này là một trong những nội dung thuộc Dự án “Phát triển nuôi cá rô phi đơn tính đực theo quy trình GAP”, đã bắt đầu triển khai triển khai từ năm 2011 và sẽ kết thúc vào năm 2013. Tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh là hai trong số 29 tỉnh trong cả nước được chọn làm điểm thực hiện mô hình trình diễn.

Việc triển khai mô hình nhằm hình thành các vùng nuôi cá tập trung, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, tạo vùng nguyên liệu xuất khẩu đảm bảo ATVSTP; góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn, xóa đói giảm nghèo, thay đổi cơ cấu vùng, cải thiện đời sống cho người dân.

Có thể bạn quan tâm

Ngư dân Hồng Ngự kém vui vì nước nhỏ, cá ít Ngư dân Hồng Ngự kém vui vì nước nhỏ, cá ít

Cùng thời điểm này những năm trước, người dân vùng đầu nguồn Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã có thể hưởng lợi từ mùa lũ do lượng cá, tôm về nhiều. Tuy nhiên, người dân cho biết hiện nay vẫn chưa có nước nhiều cùng với việc ghe cào đánh bắt cá bằng điện nên nguồn thủy sản đã giảm đi trông thấy.

20/08/2015
Sinh sản nhân tạo giống lươn đồng Sinh sản nhân tạo giống lươn đồng

Trung tâm giống thủy sản Bình Định (Trung tâm) đã cho lươn đồng sinh sản thành công, tạo ra được con giống chất lượng. Các mô hình nuôi lươn thương phẩm trong môi trường không bùn cũng đã cho kết quả khả quan.

20/08/2015
Mô hình nuôi cua nhân tạo và sử dụng thức ăn công nghiệp Mô hình nuôi cua nhân tạo và sử dụng thức ăn công nghiệp

Trong những năm gần đây mô hình nuôi cua bằng con giống tự nhiên phát triền Tại Cần Giờ (TP.HCM) chủ yếu được nuôi theo truyền thống với hình thức nuôi quãng canh cải tiến bằng con giống tự nhiên được thả nuôi với mật độ 3 - 5 con/m2, tỷ lệ sống thấp và sử dụng thức ăn cá tạp suốt quá trình nuôi.

20/08/2015
Bà Rịa Vũng Tàu tăng cường ứng dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản Bà Rịa Vũng Tàu tăng cường ứng dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 14-8 vừa qua, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phối hợp Công ty CP đánh giá chứng nhận Globalcert đã trao giấy chứng nhận VietGAP cho Công ty TNHH thủy sản Mạnh Cường, ấp Ông Tô, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) cho sản phẩm tôm thẻ chân trắng, được nuôi trên diện tích 3ha với sản lượng dự kiến khoảng 48 tấn/năm. Giấy chứng nhận này có giá trị đến tháng 7-2017.

20/08/2015
Tạo sức bật cho kinh tế biển Tạo sức bật cho kinh tế biển

Nhắc đến nghề khai thác biển, nhiều người nghĩ ngay đến cửa biển Sông Đốc, bởi đây không chỉ là cửa biển lớn, có đội tàu hùng hậu nhất tỉnh Cà Mau mà xứ biển này nhiều năm qua đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế - xã hội của huyện Trần Văn Thời nói riêng, toàn tỉnh nói chung. Để tiếp tục phát huy thế mạnh của ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh, huyện đã có không ít chính sách ưu đãi, từ đầu tư hạ tầng phục vụ hậu cần nghề cá cho đến đổi mới trang thiết bị, phương tiện, hướng tới hiện đại hoá.

20/08/2015