Kiểm Tra Khổ Qua, Rau Ngót

Trước nhu cầu các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật gia tăng trong dịp hè 2013, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) vừa chỉ đạo đơn vị chức năng triển khai ngay đợt lấy mẫu rau ngót trên địa bàn Hà Nội khổ qua ở TPHCM để kiểm tra bổ sung các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.
Nguyên nhân vì rau ngót và khổ qua là những loại rau củ phải sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật do có nhiều sâu bệnh, trong khi vào dịp hè, khổ qua được sử dụng nhiều ở miền Nam, còn rau ngót sử dụng nhiều ở miền Bắc.
Trước đó, Cục Bảo vệ thực vật đã kiểm tra 50 mẫu rau củ, có 29 mẫu phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhưng ở ngưỡng an toàn, 20 mẫu phát hiện có kim loại nặng nhưng thấp hơn mức giới hạn tối đa. Tuy nhiên đã xác định có 3 loại rau (rau muống, rau cải, rau ngót) có nguy cơ cao gây mất an toàn thực phẩm, tiếp đến là đậu đỗ. Một số hoạt chất được phát hiện với tần suất cao nhất trong rau là: Cybermethrin, Acephate, Premethrin…
Cục Bảo vệ thực vật cũng đang chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra các loại củ có chứa hoạt chất Aldicarb (là chất độc hại vừa được phát hiện trên gừng Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam) và xử lý kịp thời các vi phạm.
Có thể bạn quan tâm

Hà Nội là địa phương có đàn gia súc, gia cầm lớn với khoảng 150.000 con bò; 1,4 triệu con lợn và 19 triệu con gia cầm. Tổng sản lượng thịt hơi các loại sản xuất ra thị trường vào khoảng 390.000 tấn/năm, đáp ứng 60 - 65% nhu cầu của nhân dân TP.

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 10h ngày 17/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 5 - 10 km.

Lào Cai có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển thuỷ sản như số lượng ao, hồ nhiều với tổng diện tích mặt nước khoảng 1.500 ha; các hồ chứa có nguồn nước dồi dào phù hợp với điều kiện sinh sống của nhiều loài cá nuôi, nguồn nước chưa bị ô nhiễm. Nghề nuôi cá lồng mặc dù quy mô nhỏ nhưng đã sớm hình thành.

Từ năm 2012 đến nay, mô hình nuôi ốc hương kết hợp với tu hài đã được ngành chức năng chuyển giao cho nhiều hộ dân ở xã Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa). Mô hình này đã mang lại hiệu quả kép về kinh tế lẫn môi trường nên đang được khuyến khích nhân rộng tại các vùng ven biển của tỉnh.

Cá lóc đồng 4,2 kg vừa được anh Nguyễn Văn Vũ (ấp Long Thành, xã Long Điền B, Chợ Mới - An Giang) bắt được tại con kênh trước nhà nối vào rạch Ông Chưởng.