Kiểm tra công tác giáo dục quốc phòng tại T.Ư Hội NDVN

Giám đốc Học viện Quốc phòng làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác giáo dục QPAN tại T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN).
Thượng tướng Võ Tiến Trung (đứng) dẫn đầu đoàn kiểm tra công tác giáo dục QPAN tại T.Ư Hội NDVN.
Theo báo cáo của T.Ư Hội NDVN, những năm qua, T.Ư Hội NDVN đã quán triệt sâu sắc và bám sát các chỉ thị, nghị quyết trong triển khai thực hiện công tác giáo dục QPAN đến mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Hội NDVN và hướng dẫn các tỉnh, thành hội tổ chức thực hiện chu đáo, hiệu quả.
Việc lựa chọn, cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức QPAN bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn quy định.
Riêng công tác tuyên truyền, Báo Nông Thôn Ngày Nay (cơ quan ngôn luận của T.Ư Hội NDVN) đã có một chuyên trang Quê hương & Người lính duy trì nhiều năm qua...
Các thành viên của Hội đồng giáo dục QPAN Trung ương đã đề nghị lãnh đạo Trung ương Hội NDVN bổ sung, làm rõ những nội dung chủ yếu trong công tác giáo dục QPAN ở các cơ sở hội trực thuộc;
Tiến hành kiểm tra nhận thức bằng phương pháp trắc nghiệm kiến thức về QPAN đối với một số cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc Trung ương Hội NDVN để làm cơ sở đánh giá chất lượng công tác giáo dục QPAN.
Phát biểu kết luận buổi kiểm tra, Thượng tướng Võ Tiến Trung đánh giá cao công tác giáo dục QPAN của Trung ương Hội NDVN.
Thượng tướng Võ Tiến Trung mong muốn, trong thời gian tới, Trung ương Hội NDVN cần tiếp tục quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của trên, nhất là Chỉ thị số 12 (khóa X) của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục QPAN trong tình hình mới”; L
uật Giáo dục QPAN và các nghị định, thông tư, hướng dẫn của Chính phủ và của các cơ quan chức năng.
Tăng cường chỉ đạo Hội ND các tỉnh, thành phố tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện tốt các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ QPAN.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên đã giảm đáng kể, trong đó có một số loài cá, tôm có giá trị kinh tế cao. Đây là thực trạng đáng báo động cho việc đánh bắt mang tính tận diệt nhưng chưa có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu.

Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh vừa phối hợp với Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất miền Trung tổ chức hội thảo cuối vụ mô hình trồng bắp trên đất lúa chuyển đổi. Mô hình được thực hiện tại thôn An Chiểu, xã Ân Phong, huyện Hoài Ân với diện tích 3 ha, có 35 hộ nông dân tham gia sử dụng giống bắp lai Cp333 gieo trồng trên ruộng của mô hình và ruộng đối chứng trên cùng chân đất.

Cây điều vốn được coi là cây “xóa đói, giảm nghèo” của người dân Vĩnh Thạnh. Nhờ trồng điều mà không ít hộ, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số vượt qua đói nghèo, vươn lên khá giả. Gia đình ông Nguyễn Văn Nghinh, ở thôn Vĩnh Thọ, xã Vĩnh Hiệp là một trong những hộ khá lên nhờ trồng điều với mức thu nhập mỗi năm khoảng 150 triệu đồng.

Nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp với biến đổi khí hậu, trong tương lai không xa, có không ít doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thu hẹp sản xuất, thậm chí bị phá sản vì thiếu nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Vĩnh Sơn là xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc Bana thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Vĩnh Thạnh, đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh nhiều giải pháp phát triển KT-XH, đặc biệt Ðảng ủy xã xác định công tác phát triển Ðảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm nên bộ mặt nông thôn địa phương bước đầu đã có sự chuyển biến.