Kiểm tra chữ đường trước khi vào vụ

Trước đó, UBND tỉnh Hậu Giang, ngành nông nghiệp và các nhà máy đường trên địa bàn đã có cuộc họp để thống nhất thời gian vào vụ ép mía đường 2015-2016.
Theo đó, Cty TNHH Mía đường Cồn Long Mỹ Phát đề xuất thời gian vào vụ từ cuối tháng 8. Hai nhà máy của Cty CP Mía đường Cần Thơ (CASUCO) là Vị Thanh và Phụng Hiệp dự kiến vào vụ từ ngày 10/9. Lý do Long Mỹ Phát muốn vào vụ sớm hơn là do vùng mía nguyên liệu của Cty chủ yếu là giống chín sớm ROC 16, lại tập trung ở địa bàn huyện Phụng Hiệp, dễ bị ngập úng khi có nước lũ đổ về.
Niên vụ mía đường 2015 - 2016, toàn tỉnh Hậu Giang xuống giống được 11.587/11.400 ha theo kế hoạch, trong đó gần 97% diện tích đã được ký hợp đồng bao tiêu. Giá bao tiêu của CASUCO là 830 đ/kg (bằng giá niên vụ trước) đối với mía 10 chữ đường, thu mua tại cầu cảng nhà máy; Cty Long Mỹ Phát bao tiêu giá 750 đ/kg tại mũi ghe thu mua, không tính chữ đường (mua xô).
“Dự kiến năng suất mía của Hậu Giang niên vụ này đạt 90 tấn/ha, sản lượng hơn 1 triệu tấn. Theo tính toán, trung bình mỗi ngày 3 nhà máy trên địa bàn ép khoảng 9.000 tấn mía cây, tương đương 2.700 ha/tháng. Với công suất này, trong vòng 90 ngày, có thể ép hết diện tích mía có nguy cơ ngập lũ của tỉnh, không cần sự chi viện của các nhà máy khác trong khu vực như các năm trước”, ông Đời cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm

Hàng chục năm nay, khoai mỡ đã là loại cây trồng “ăn nên làm ra” của nhiều nông dân huyện Thạnh Hóa (Long An). Nhưng với họ, vụ khoai mỡ năm nay lại là một mùa thu hoạch buồn.

Trong chuyến công tác về Bù Gia Mập (Bình Phước), chúng tôi được giới thiệu mô hình làm kinh tế mới từ cây đinh lăng của ông Hà Ngọc Oánh ở thôn Tân Lập, xã Phú Nghĩa.

Từ đầu năm đến nay, giá thu mua hạt tiêu trên thị trường khá ổn định và luôn ở mức cao, khiến người trồng tiêu rất phấn khởi.

Lần đầu tiên Công ty TNHH La Ba, Đà Lạt vừa xuất khẩu sang Nhật 10 tấn chuối Laba Lâm Đồng. Kết quả này đã nhận được những “phản hồi” tích cực về triển vọng hợp tác lâu dài.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, năm 2013, diện tích nuôi tôm nước lợ của tỉnh này là trên 266 nghìn ha. Trong đó, trên 36 nghìn ha nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến, hơn 5.448 ha nuôi thâm canh, còn lại là nuôi quảng canh truyền thống, nuôi kết hợp đối tượng thủy sản khác.