Kiểm tra chữ đường trước khi vào vụ

Trước đó, UBND tỉnh Hậu Giang, ngành nông nghiệp và các nhà máy đường trên địa bàn đã có cuộc họp để thống nhất thời gian vào vụ ép mía đường 2015-2016.
Theo đó, Cty TNHH Mía đường Cồn Long Mỹ Phát đề xuất thời gian vào vụ từ cuối tháng 8. Hai nhà máy của Cty CP Mía đường Cần Thơ (CASUCO) là Vị Thanh và Phụng Hiệp dự kiến vào vụ từ ngày 10/9. Lý do Long Mỹ Phát muốn vào vụ sớm hơn là do vùng mía nguyên liệu của Cty chủ yếu là giống chín sớm ROC 16, lại tập trung ở địa bàn huyện Phụng Hiệp, dễ bị ngập úng khi có nước lũ đổ về.
Niên vụ mía đường 2015 - 2016, toàn tỉnh Hậu Giang xuống giống được 11.587/11.400 ha theo kế hoạch, trong đó gần 97% diện tích đã được ký hợp đồng bao tiêu. Giá bao tiêu của CASUCO là 830 đ/kg (bằng giá niên vụ trước) đối với mía 10 chữ đường, thu mua tại cầu cảng nhà máy; Cty Long Mỹ Phát bao tiêu giá 750 đ/kg tại mũi ghe thu mua, không tính chữ đường (mua xô).
“Dự kiến năng suất mía của Hậu Giang niên vụ này đạt 90 tấn/ha, sản lượng hơn 1 triệu tấn. Theo tính toán, trung bình mỗi ngày 3 nhà máy trên địa bàn ép khoảng 9.000 tấn mía cây, tương đương 2.700 ha/tháng. Với công suất này, trong vòng 90 ngày, có thể ép hết diện tích mía có nguy cơ ngập lũ của tỉnh, không cần sự chi viện của các nhà máy khác trong khu vực như các năm trước”, ông Đời cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm

Cá rô đầu vuông một thời là vật nuôi chủ lực của nhiều địa phương vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, do thị trường không ổn định, giá thức ăn liên tục tăng nên hiện tại hàng ngàn hộ nuôi cá rô đầu vuông trong khu vực đang gặp rất nhiều khó khăn.

Ngày 3/7/2014, UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số 3088/QĐ-UBND về việc công bố hết dịch đốm trắng ở tôm trên địa bàn xã Hưng Hòa, Thành phố Vinh và xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc; vùng bị dịch uy hiếp tại xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Để thực hiện mô hình, các hộ nông dân được tập huấn, nắm bắt phương pháp và qui trình nuôi từ khâu chăm sóc vịt lúc còn nhỏ, xây dựng chuồng trại, phòng ngừa dịch bệnh, nên tỷ lệ vịt hao hụt thấp, phần lớn hộ nuôi đạt tỷ lệ đến 98%.

Trước tình trạng đất cát, nhiễm phèn ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông dân, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên và Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Đông Hòa đã triển khai mô hình cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng cao cho nông dân ở Hợp tác xã Nông nghiệp kinh doanh dịch vụ Hòa Xuân Tây 2 (HTX Hòa Xuân Tây 2) mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau vài năm làm thuê cho các trại nấm, anh nông dân từng “ở nhà lá, thắp đèn dầu” Lương Văn Nguyện (ảnh) quyết định vay vốn mở một trại nấm nhỏ với quy mô hộ gia đình.