Kiểm tra chữ đường trước khi vào vụ

Trước đó, UBND tỉnh Hậu Giang, ngành nông nghiệp và các nhà máy đường trên địa bàn đã có cuộc họp để thống nhất thời gian vào vụ ép mía đường 2015-2016.
Theo đó, Cty TNHH Mía đường Cồn Long Mỹ Phát đề xuất thời gian vào vụ từ cuối tháng 8. Hai nhà máy của Cty CP Mía đường Cần Thơ (CASUCO) là Vị Thanh và Phụng Hiệp dự kiến vào vụ từ ngày 10/9. Lý do Long Mỹ Phát muốn vào vụ sớm hơn là do vùng mía nguyên liệu của Cty chủ yếu là giống chín sớm ROC 16, lại tập trung ở địa bàn huyện Phụng Hiệp, dễ bị ngập úng khi có nước lũ đổ về.
Niên vụ mía đường 2015 - 2016, toàn tỉnh Hậu Giang xuống giống được 11.587/11.400 ha theo kế hoạch, trong đó gần 97% diện tích đã được ký hợp đồng bao tiêu. Giá bao tiêu của CASUCO là 830 đ/kg (bằng giá niên vụ trước) đối với mía 10 chữ đường, thu mua tại cầu cảng nhà máy; Cty Long Mỹ Phát bao tiêu giá 750 đ/kg tại mũi ghe thu mua, không tính chữ đường (mua xô).
“Dự kiến năng suất mía của Hậu Giang niên vụ này đạt 90 tấn/ha, sản lượng hơn 1 triệu tấn. Theo tính toán, trung bình mỗi ngày 3 nhà máy trên địa bàn ép khoảng 9.000 tấn mía cây, tương đương 2.700 ha/tháng. Với công suất này, trong vòng 90 ngày, có thể ép hết diện tích mía có nguy cơ ngập lũ của tỉnh, không cần sự chi viện của các nhà máy khác trong khu vực như các năm trước”, ông Đời cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm

Cơ sở nấm thực phẩm và nấm dược liệu chất lượng cao Ba Vàng nằm khuất dưới chân núi Ba Vàng, phường Quang Trung, TP Uông Bí (Quảng Ninh) thế nhưng vẫn thu hút du khách vào mua và tham quan.

Mô hình nuôi cá rô đầu vuông được Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị triển khai tại hộ ông Nguyễn Văn Trường, ở xã Cam Thủy và ông Nguyễn Đức Chiến, ở thị trấn Cam Lộ với diện tích ao nuôi là 2.000m2, số lượng cá giống là 30.000 con.

Huyện đã triển khai trợ giá 4 tấn giống lúa, gồm: Đoàn kết, Sin6, GS9, Thục hưng cho nông dân các xã: Tiên Thành, Mỹ Hưng, Cách Linh và thị trấn Hòa Thuận với định mức 22.000 đồng/kg, tổng trị giá hỗ trợ 88 triệu đồng.

Theo mục tiêu của dự án, đến năm 2020, sẽ có ít nhất 70% các công ty sản xuất chế biến cá tra (nhỏ và vừa) và 30% các hãng sản xuất thức ăn thủy sản tham gia chương trình sử dụng tài nguyên hiệu quả và sản xuất sạch; Ít nhất 50% các DN lớn của Việt Nam cung cấp các sản phẩm thủy hải sản đạt tiêu chuẩn ASC đến châu Âu và các thị trường quốc tế.

Dự án hỗ trợ nhân dân trồng 1 ha cỏ voi tại xã Minh Tâm; triển khai mô hình trồng cỏ voi VA06 tại 2 xã: Thành Công, Ca Thành, thu hút 31 hộ tham gia; tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật ủ chua thức ăn gia súc cho 65 học viên; hỗ trợ 864 túi ni lon ủ chua thức ăn và 17 máy thái cỏ cho 5 xã thuộc vùng dự án; hỗ trợ 8 hộ, mỗi hộ 2 triệu đồng để di dời chuồng trại ra khỏi gầm sàn nhà ở.