Kiểm Tra Chất Lượng Phân Hữu Cơ Trên Thị Trường

Cục Trồng trọt cho biết vừa thành lập đoàn kiểm tra và giám sát chất lượng phân hữu cơ và các loại phân khác trên thị trường.
Trước mắt, TT KKN phối hợp với thanh tra 3 Sở NN-PTNT: Long An, Tiền Giang và Vĩnh Long trực tiếp kiểm tra các đại lý buôn bán phân bón hữu cơ (vi sinh, sinh học, khoáng), phân hữu cơ khoáng, phân bón lá, sau đó lấy mẫu đem về trung tâm phân tích chất lượng cũng như giám sát tại chỗ nội dung bao bì quảng cáo.
Bước đầu, đoàn kiểm tra mỗi tỉnh sẽ lấy khoảng 30 mẫu các chủng loại phân bón. Từ ngày 18 đến ngày 23/8, đoàn đã xuống kiểm tra được 19 đại lý cấp 1, 2 của hai tỉnh Long An, Tiền Giang.
Theo Trưởng đoàn kiểm tra, giám sát bước đầu đã phát hiện hàng loạt doanh nghiệp SXKD phân bón có sai phạm về nhãn mác, tập trung chính là trên bao bì không đóng dấu hợp qui, không ghi tên nguyên liệu SX phân bón hoặc ghi tên không hợp lý so với thành phần công bố, đặc biệt là không có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm từng lô hàng khi bán ra thị trường. Tập trung nhiều nhất là phân bón hữu cơ sinh học, khoáng hữu cơ và phân bón lá.
Theo kế hoạch, từ ngày 25/8 đoàn sẽ tiếp tục tiến hành kiểm tra ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi có kết quả phân tích, TT KKN sẽ tập hợp và có văn bản báo cáo với lãnh đạo Cục Trồng trọt - Bộ NN-PTNT về tình hình quản lý chất lượng phân hữu cơ và phân bón khác trên thị trường, đồng thời thông báo kết quả kiểm tra, giám sát chất lượng phân bón cho thanh tra Sở NN-PTNT nơi được thực hiện để có biện pháp xử lý đối với các DN vi phạm.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Bá Đề, Phó Chủ tịch Hội nông dân xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên cho biết: Chỉ cách đây vài năm, Noong Hẹt là xã thuần nông. Xác định mục tiêu để phát triển kinh tế là chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tăng dần tỷ lệ lao động phi nông nghiệp để xây dựng nông thôn mới nên việc học nghề và đào tạo nghề phụ cho lao động nông thôn đã được xã Noong Hẹt quan tâm và phát triển.

Với lợi thế về đất đai, đồi rừng, ao hồ, sông suối và nhất là nguồn lao động trong nông thôn dồi dào, tỉnh Điện Biên xác định tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ cầm... góp phần xoá đói giảm nghèo cho dân.

Cùng với một số huyện trên địa bàn tỉnh, dự án Danida do Chính phủ Đan Mạch viện trợ ở Tủa Chùa đang được triển khai, thực hiện có hiệu quả, góp phần giúp địa phương hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Những năm qua, huyện Mường Nhé đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa giống mới năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân.

Những năm gần đây Thanh Luông được đánh giá là xã có tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhanh và mạnh của huyện Điện Biên.