Kiếm tiền tỷ từ nghề nuôi cá sấu

Ông Phạm Văn Thương (phải) bên chuồng nuôi cá sấu của mình.
Mặc dù có đất sản xuất, nhưng lợi nhuận từ cây lúa không đủ để ông Thương trang trải cuộc sống. Không ngại khó ngại khổ, ông Thương tìm tòi phương thức sản xuất thích hợp, mạnh dạn lựa chọn cây trồng - vật nuôi phù hợp với nhu cầu thị trường, nhờ đó mà kinh tế gia đình dần ổn định.
Năm 2005, thấy phong trào nuôi cá sấu nở rộ, nhiều hộ giàu lên từ mô hình này, ông Thương quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại và thả nuôi thử nghiệm 400 con. Sau đợt nuôi thử nghiệm, thấy lợi nhuận từ cá sấu đem lại khá cao, ông liền đầu tư mở rộng diện tích chuồng nuôi. Mỗi năm, ông đều thả cá sấu con để nuôi nối tiếp, vì thế đến 20 tháng là ông lại xuất chuồng cá thương phẩm.
Song, do số lượng cá nuôi lớn, cần nhiều thức ăn, vì vậy, ông mua xe tải và đi thu mua cá phi của các hộ nuôi tôm. Cá lớn bán lại cho các vựa, cá nhỏ đem về cho cá sấu ăn. Nhờ đó giảm chi phí thức ăn cho cá.
Năm 2013, ông mở rộng quy mô đàn cá lên đến 1.000 con. Đến năm 2014, ông xuất chuồng được 30 tấn cá, thu về 2,5 tỷ đồng, trừ chi phí, ông lãi 1,5 tỷ đồng.
Ngoài nguồn thu từ cá sấu, ông Thương còn canh tác 30 công đất ruộng (làm lúa 3 vụ), mỗi năm thu lãi trên 200 triệu đồng. Ông còn tận dụng diện tích mặt nước nuôi cá và đất trống trồng rau màu để cải thiện bữa ăn.
Không chỉ chú tâm phát triển kinh tế gia đình, ông Thương còn nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội do địa phương phát động. Ông sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm làm ăn với các hội viên Hội Nông dân xã Hưng Phú; giúp đỡ, chia sẻ với những người gặp khó khăn. Vì vậy ông được nhiều người tin yêu, quý trọng.
Có thể bạn quan tâm

Tại Lý Sơn, Quảng Ngãi, nhiều hộ nuôi tôm hùm đứng ngồi không yên khi giá tôm hùm rớt thảm hại, giảm 700.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Họ liên tục bị tư thương ép giá.

Hiện nay, cá rô phi xuất hiện dày ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Đây là hiện tượng lạ vì Ô Loan là đầm nước lợ, còn cá rô phi sống thích nghi ở môi trường nước ngọt. Người dân lo ngại loại cá này có thể ăn các loại cá, tôm bản địa.

Đã từng có thời điểm, chăn nuôi bò sữa trở thành phong trào nở rộ ở nhiều địa phương, nhiều nhất phải kể đến các huyện Đức Hòa, Bến Lức và TP.Tân An, sau đó phát triển thêm ở các huyện Tân Trụ, Thủ Thừa... Và, tiềm năng phát triển đàn bò sữa ở Long An vẫn còn. Nhưng…

Ở Tân Kỳ (Nghệ An) có một trang trại bò Úc qui mô khá lớn với tổng đàn gần 400 con, trong đó 350 con mẹ và 43 con bê. Trang trại này của ông Tô Anh Phương, thị trấn Tân Kỳ được đầu tư 12 tỷ đồng. Ông đang khẩn trương xây dựng chuồng trại mới để đàn bò sinh sống ổn định.