Kiếm tiền từ nghề săn cỏ ở Sài Gòn

Các trang trại, hộ nuôi bò sữa lớn tại huyện Hóc Môn, Củ Chi thường tự trồng cỏ.
Trong khi đó, những hộ kinh doanh nhỏ lẻ với số lượng bò 4-10 con phải cắt cỏ tự nhiên hàng ngày.
Bãi cỏ ngày càng khan hiếm, khó tìm nên họ buộc phải mua lại từ những người trồng chuyên trồng cỏ để bán.
Anh Hiệp, nông dân nuôi bò sữa ở xã An Thạnh Đông, Củ Chi, cho biết, nhà anh có 6 con bò đang cho sữa.
Cỏ tươi là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày của bò.
Do không tìm được đất thuê trồng cỏ nên hàng ngày anh phải mua với giá 4.000 đồng mỗi bó.
Nghề cắt cỏ mướn mang lại thu nhập cao hơn trồng lúa ở Củ Chi, TP HCM.
“Lúc trước, tôi thường đến các chợ cỏ ở kênh Xáng, kênh Võng, kênh Tân… để tìm mua cỏ với giá rẻ.
Nhưng hiện nay, những ghe cỏ ngày càng ít ghé bến, đa phần họ chuyển sang dịch vụ giao mối đến tận nhà cho khách.
Bãi cỏ tự nhiên ngày càng khó tìm, luôn có người canh cắt khi cỏ vừa lên.
Để tránh mất thời gian gia đình tôi kiếm được mối quen làm dịch vụ giao vào các buổi sáng", anh Hiệp nói.
Anh Ngô Văn Lộc, chuyên săn cỏ bỏ mối cho nông dân xã Tân Thạnh Đông, cho biết, chi phí đầu tư cho công việc này không lớn.
Người làm dịch vụ chỉ cần đầu tư một chiếc xe kéo, máy cắt cỏ.
Để tiết kiệm chi phí, một số người không mua máy mà dùng liềm.
Tuy nhiên, khó nhất là tìm bãi cỏ mới.
Anh Lộc cho hay, nhiều khi để có cỏ giao cho khách, anh phải chạy xe đi săn cỏ ở các tỉnh lân cận như Bình Dương, Bình Phước.
Có lúc, những người làm nghề phải tranh giành nhau các bãi cỏ tốt.
Tùy thuộc vào kích thước, loại cỏ mà mang lại thu nhập cho người cắt từ 3.000-5.000 đồng mỗi bó.
“Chật vật lắm một ngày cũng chỉ kiếm được 30-50 bó, khoảng 120.000-200.000 đồng.
Nhưng hiện nay, nhiều hộ nuôi bò nhỏ lẻ đang bán tháo, nghề trồng cỏ không còn nóng như trước đây.
Nhiều nhà còn cho thuê lại bãi cỏ rộng vài ha với giá chỉ 2 triệu đồng mỗi tháng”, anh Lộc cho hay.
Một "đồng nghiệp" của anh Lộc cho biết thêm, giá sữa bất ổn, người nuôi bò không còn mặn mà nhiều với việc bỏ tiền túi mua cỏ.
Thông thường, họ đi thuê đất với giá khoảng 5 triệu/ha để tự trồng cỏ lấy công làm lời.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp TP HCM, huyện Hóc Môn, Củ Chi hiện là những địa phương có số lượng bò sữa lớn, lên đến 70.000 con.
Vì vậy, lượng cỏ xanh cung cấp mỗi ngày lên đến hàng trăm tấn.
Thấy được tiềm năng, người dân Củ Chi đã chuyển từ trồng lúa sang trồng cỏ, loại thực vật trước kia là được cho là kẻ thù của nông dân.
Anh Nguyễn Văn Trung, ở ấp 10, Tân Thạnh Đông, cho biết, trồng cỏ lợi nhuận nhiều hơn so với lúa.
1 ha lúa một vụ chỉ thu về khoảng 100 dạ, nhưng phải phụ thuộc vào nguồn nước, phân bón, xịt thuốc… Trong khi đó, người trồng cỏ không cần chăm sóc nhiều.
Cắt hết, cỏ lại lên.
Thu hoạch xoay vòng mỗi tháng, người làm nghề này cũng kiếm được 2-4 triệu đồng/ha.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù hiện đang là mùa nghịch, thế nhưng tình hình tiêu thụ chôm chôm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long rất èo uột, giá giảm mạnh. Tình trạng này khiến nhiều nhà vườn vô cùng lo lắng.

Với quy mô chăn nuôi trên 12.000 con lợn rừng và 5.000 gà rừng bằng thức ăn tự nhiên, cùng việc chữa bệnh cho vật nuôi bằng cây thuốc nam, trang trại lợn rừng NTC của Công ty cổ phần Phát triển KHKT NTC Việt Nam (NTC) là trang trại chăn nuôi hữu cơ lớn nhất Việt Nam.

Miền núi, trung du hội đủ tiềm năng để phát triển kinh tế rừng, song giá trị mà lĩnh vực này đem lại còn quá khiêm tốn so với kỳ vọng của các địa phương. Làm thế nào để thoát khỏi nền lâm nghiệp nhỏ lẻ, tụt hậu để đủ sức cạnh tranh với các tỉnh, thành lân cận luôn là vấn đề đặt ra.

Nhiều năm qua nền nông nghiệp của Điện Bàn vẫn có những bước tiến tích cực, nhưng để tìm được một cây trồng chủ lực, đặc trưng của địa phương nhằm tạo dựng thương hiệu thì vẫn là một bài toán khó.

Tổng kết Chương trình 135 và Nghị quyết 30a của Chính phủ về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Nam Trà My, từ năm 2011 - 2014, tổng nguồn vốn Chương trình 135 của Chính phủ đã đầu tư cho huyện hơn 4,2 tỷ đồng.