Kiếm Tiền Từ Đầm Hoang

Không để cái đói, cái nghèo khuất phục, anh Hoàng Văn Hồng ở thôn Hà Nội, xã Đại Thành (Hiệp Hòa, Bắc Giang) quyết định ra đầm hoang gần nghĩa địa để đào ao nuôi cá và mở trang trại nuôi lợn.
Lúc đó ai cũng ái ngại cho anh vì đất xấu, lại gần nơi tâm linh nhưng anh Hồng vẫn quyết làm. Nhờ sự quyết đoán này, giờ đây anh đã là chủ một trang trại tổng hợp vườn, ao, chuồng (VAC) với thu nhập gần 500 triệu đồng mỗi năm.
Dẫn chúng tôi đi thăm trang trại, anh Hồng kể về những gian nan ra đầm nghĩa địa mở trang trại chăn nuôi: “Năm 1993, tôi lập gia đình. Lúc mới cưới hai bên gia đình cho 2 vợ chồng được 5 sào đất ruộng ở ngoài đầm nghĩa địa để cày cấy nuôi nhau. Đất đầm xấu, chua nên cấy lúa mãi cũng chả đủ ăn, tôi đã nảy ra ý định mở trang trại chăn nuôi tổng hợp VAC. Khi tôi đưa ý tưởng mở trang trại chăn nuôi bàn với gia đình, ai cũng đồng ý nên tôi càng tự tin làm lớn hơn”.
Vay bạn bè được hơn 10 triệu đồng, được anh em cho thêm 5 sào đất ruộng, anh đào ao mua 1 tạ cá giống về thả, mua 300 vịt giống về nuôi. Vừa chăn nuôi, anh vừa đi tìm mua sách về đọc và sang các mô hình chăn nuôi xã bạn để học hỏi. Nhờ vậy, ngay năm đầu anh đã thu về hơn 50 triệu đồng.
Trả hết nợ, anh tiếp tục mở rộng quy mô nuôi. Trong quá trình nuôi, anh đặc biệt chú trọng khâu vệ sinh chuồng trại và phòng dịch trong chăn nuôi. “Tôi ăn ngủ với lợn, gà là chuyện bình thường nên dịch bệnh chả bao giờ đe dọa được đàn vật nuôi, nuôi con nào là thắng lợi con đó đấy” - anh Hồng khoe.
Hiện, mỗi năm trang trại của gia đình anh bán ra thị trường gần 100 con lợn thịt, hàng chục tấn cá thương phẩm. Không giữ bí quyết làm giàu riêng cho mình, mà anh còn truyền dạy kinh nghiệm chăn nuôi và cung cấp lợn, cá giống cho nhiều ND trong xã cùng làm. Nhờ anh mà nhiều hộ trong thôn, trong xã thoát nghèo, có thu nhập cao.
Nói về hội viên sản xuất kinh doanh giỏi của xã, ông Lê Trọng Huy – Chủ tịch Hội ND xã Đại Thành hết lời khen ngợi: “Anh Hồng là người quyết đoán, dám nghĩ, dám làm nên đã thành công”.
Bà con muốn chia sẻ hỏi kinh nghiệm chăn nuôi hoặc mua lợn, cá giống liên hệ với anh Hoàng Văn Hồng qua số điện thoại: 0969.511406.
Có thể bạn quan tâm

Lũ rút cũng là lúc sông Cửu Long cho thấy sự hào phóng về các sản vật mùa nước nổi. Người dân vùng đồng bằng tranh thủ khai thác thủy sản đang vào độ “chạy” nhất với đủ mọi hình thức và dỡ chà là một trong những phương pháp thủ công độc đáo còn được áp dụng.

“Mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính và cá chép V1 đã đem laị hiệu quả kinh tế cao cho xã Mường Cang và xã Mường Than. Đó chính là cơ sở để huyện Than Uyên (Lai Châu) phát huy lợi thế mặt nước, đồng thời đưa ngành chăn nuôi thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp ở huyện” – Đó là nhận định của ông Mai Tiến Lực -Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện về mô “Nuôi cá thả ghép”.

Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tỉnh Khánh Hòa về việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH-CN vào thực tiễn năm 2013, đề tài “Bước đầu nghiên cứu ấp nuôi nhân tạo chim yến hàng Aerodramus Fuciphagus Amechanus làm cơ sở khoa học cho việc phát triển đàn yến trong nhà ở Khánh Hòa” đã được Công ty Yến sào Khánh Hòa triển khai ứng dụng vào thực tiễn cho kết quả rất tốt.

Thống kê sơ bộ, trong trận lũ lụt kinh hoàng từ đêm 15.11.2013 ở Quảng Ngãi, trận lũ mà đỉnh lũ trên sông Trà Khúc và sông Vệ đều vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1999 tới 40cm, toàn tỉnh đã có hơn 280.000 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Gia súc thì chủ yếu là bò và heo. Gia cầm thì chủ yếu là gà và vịt.

Có thể nói Thiện Mỹ là địa bàn tập trung sản xuất lúa chất lượng cao nhiều nhất huyện Trà Ôn (Vĩnh Long). Một thời giống lúa Jasmine 85 (lúa thơm) khởi phát từ đây có tiếng xa gần. Rồi thăng trầm, Jasmine có giai đoạn giảm dần diện tích đến mức thấp nhất. Lúc đó, giống lúa OM4900, OM5451, OM4218,... thay màu xanh đất lúa.