Kiếm Sống Nhờ Bông Súng Mùa Lũ Miền Cửu Long

Cứ mỗi buổi sáng, nhà chị Đậu ở An Giang gồm 5 người chạy ghe theo con nước lớn sang cánh đồng Campuchia lân cận để hái bông súng về bán. Miền Tây vào mùa nước nổi là thời gian dân sống dựa vào loài hoa trắng này.
Cứ vào mùa lũ người dân ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp lại sang các cánh đồng giáp biên giới Campuchia để hái bông súng đồng mang về tiêu thụ cho cả đồng bằng sông Cửu Long.
Chị Ngô Thị Đậu, ở xã Khánh An, huyện An Phú, An Giang, cho biết gia đình chị có 5 người mỗi buổi sáng chạy chiếc võ lãi sang đồng Campuchia để hái bông súng, chiều đưa về chợ bán mỗi ngày kiếm từ 200 đến 300 nghìn đồng.
Hàng năm vào nước lũ kéo dài 4-5 tháng, bông súng mọc và trổ bông rất đẹp, làm trắng xóa cả cánh đồng bao la. Súng là loại “thủy mộc” không ai gieo hoặc chăm sóc mà vẫn xanh tốt. Nước lũ lên tới đâu bông súng sẽ mọc nhoi lên mặt nước theo tới đó. Thông thường nước lũ miền Tây ngập trên cách đồng khoảng 4-5 m, thì cọng bông súng cũng mọc dài theo cỡ đó.
Bông súng dài quá, để dễ di chuyển người dân phải khoanh tròn lại cứ 10 sợi vào một bó.
Đưa bông súng từ ghe lên bờ để bán.
Em Huỳnh Bích Trân, ở Tân Hồng - Đồng Tháp chở bông súng trên xe đạp bán dạo các nơi. Mỗi ngày em bán trên 100 bó bông súng, giá mỗi bó 2.000-3.000 đồng.
Nếu vận chuyển bằng xe ba gác thì bông súng không phải cuộn tròn.
Có thể bạn quan tâm

Theo tiến sĩ Lê Quý Tùy, cán bộ Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm Đồng, Trung tâm này đã nhân giống thành công các giống dâu năng suất cao, được lai tạo từ các giống dâu địa phương của Lâm Đồng cùng các giống dâu nhập từ Ấn Độ, Trung Quốc.

Giá thu mua lợn hơi đã tăng thêm 2.000 đồng/kg so với cách đây 2 tháng, nhưng người chăn nuôi hiện vẫn phải chịu lỗ từ 500.000 - 600.000 đồng/tạ thịt.

Sau hơn 2 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), tổng kinh phí đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để xây dựng các tiêu chí NTM trên địa bàn 7/7 xã của TP Cà Mau trên 154 tỷ đồng.

“Thấy những sản phẩm thải ra từ trại gà phải vứt đi nghĩ cũng uổng phí”, anh Nguyễn Thanh Hùng (ấp Bà Phái, xã Long Nguyên, Bến Cát, Bình Dương) mang niềm trăn trở đi tìm một mô hình chăn nuôi kết hợp “đặng làm sao tận dụng được nguồn thức ăn phong phú từ trại gà”!

Gặp chúng tôi, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Thanh Nưa, ông Vi Văn Nhọt phấn khởi khoe về mô hình khoanh nuôi, bảo vệ rừng của Chi hội người cao tuổi Hạ Thanh. Tuy là tự phát nhưng được duy trì và phát triển hiệu quả là nhờ tinh thần lao động hăng say, ý thức trách nhiệm, lòng kiên trì không ngại vất vả của tất cả các hội viên trong chi hội. Điều đó mang lại lợi ích to lớn và thiết thực cho người dân Hạ Thanh và là tấm gương trong công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng.