Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kiểm Soát Tốt Dịch Bệnh, Đảm Bảo Chăn Nuôi Bền Vững

Kiểm Soát Tốt Dịch Bệnh, Đảm Bảo Chăn Nuôi Bền Vững
Ngày đăng: 07/05/2014

Ngày 6/5, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị sơ kết công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản các tỉnh phía Bắc.

Theo báo cáo của Cục Thú y, trong 4 tháng đầu năm 2014, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản diễn biến khá phức tạp. Trong đó, từ đầu năm 2014 đến nay, các ổ dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 155 xã, phường của 90 xã huyện, thị xã thuộc 33 tỉnh, TP.

Số gia cầm mắc bệnh là 211.573 con (gà hơn 76.000 con, chiếm 36% tổng số mắc bệnh, vịt hơn 135.000 con, chiếm 64%); trong đó số chết là hơn 101.900 con. Đến nay dịch cúm gia cầm đã cơ bản được khống chế trên phạm vi toàn quốc.

Về dịch lở mồm long móng, cả nước đã xuất hiện 48 ổ dịch tại 48 xã thuộc 21 huyện, thị xã của 10 tỉnh làm 2.350 con gia súc mắc bệnh, số gia súc bị chết và tiêu hủy là 71 con. Tính đến ngày 6/5, cả nước còn 3 tỉnh là Hà Tĩnh, Yên Bái và Kon Tum có dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày.

Ngoài ra, một số dịch bệnh khác trên gia súc như bệnh dại, tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn... cũng xuất hiện rải rác ở nhiều địa phương.

Không chỉ trên gia súc, gia cầm, tình hình dịch bệnh trên thủy sản những tháng đầu năm cũng diễn biến khá phức tạp. Trong đó, riêng dịch bệnh hoại tử gan trên tôm đã xảy ra ở 83 xã của 8 tỉnh, TP làm gần 1.700ha tôm nuôi bị bệnh, cao gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2013.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám nhận định, các ổ dịch từ đầu năm tới nay chủ yếu xảy ra trên hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và đã được kiểm soát kịp thời. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, các ổ dịch vẫn còn nguy cơ bùng phát trở lại.

Do đó, các địa phương cần tập trung chủ động triển khai công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản đảm bảo chăn nuôi bền vững.

Trong đó cần tổ chức thực hiện các biện pháp đồng bộ phòng chông dịch khác như tuân thủ các quy định về con giống; thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng gia cầm; khuyến cáo áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học; thường xuyên thực hiện vệ sinh tiêu độc môi trường, khu vực chăn nuôi…


Có thể bạn quan tâm

Cần Sớm Có Nghị Định Để Gỡ Khó Cho Ngành Cá Tra Cần Sớm Có Nghị Định Để Gỡ Khó Cho Ngành Cá Tra

Trong 3 năm gần đây, nhiều hộ nuôi cá tra và doanh nghiệp (DN) nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra phá sản hoặc đứng trên bờ vực phá sản do thị trường xuất khẩu sụt giảm. Thị trường Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra phi lê cũng làm ngành cá tra điêu đứng.

01/10/2013
Vì Sao Giá Tôm Thương Phẩm Tăng? Vì Sao Giá Tôm Thương Phẩm Tăng?

Tính từ đầu năm đến nay, diện tích tôm thương phẩm toàn tỉnh Ninh Thuận thả nuôi trên 955 ha, trong đó có 900 ha tôm thẻ chân trắng và 55 ha tôm sú. Tuy diện tích thả nuôi chỉ đạt 74% so với cùng kỳ năm trước, nhưng theo Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), tình hình bệnh trên tôm nuôi có xu hướng giảm và giá bán tôm thương phẩm tăng, đây được coi là tín hiệu vui về sự khởi sắc của nghề nuôi tôm thương phẩm trong tỉnh năm nay, đặc biệt đối với tôm thẻ chân trắng.

01/10/2013
13 Năm Với Ước Vọng Đổi Đời 13 Năm Với Ước Vọng Đổi Đời

Năm 2000, một số vùng sản xuất lúa kém hiệu quả được phép chuyển đổi sang nuôi tôm, nhiều nông dân tưởng chừng đã bước được một chân vào cánh cửa đổi đời.

02/10/2013
Nhiều Hộ Chăn Nuôi, Nuôi Trồng Thủy Sản Ven Đô Bị Mất Trắng Sau Bão Nhiều Hộ Chăn Nuôi, Nuôi Trồng Thủy Sản Ven Đô Bị Mất Trắng Sau Bão

Mặc dù cơn bão số 10 không trực tiếp đổ bộ vào thành phố Hà Tĩnh, tuy nhiên, do mưa to kèm theo gió lớn nên các khu vực nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi ven đô bị thiệt hại khá nặng.

02/10/2013
Lợi Nhuận Từ Nuôi Tôm Nước Lợ Đạt Trên 6,2 Tỷ Đồng Lợi Nhuận Từ Nuôi Tôm Nước Lợ Đạt Trên 6,2 Tỷ Đồng

Trong năm 2013, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) tiếp tục chỉ đạo các địa phương khôi phục, tận dụng và khai thác tối đa diện tích mặt nước hiện có để phát triển nuôi trồng thủy sản.

03/10/2013