Kiểm soát chặt nhập khẩu gia súc, gia cầm

Để chủ động đối phó với nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập vào nước ta thông qua hoạt động nhập khẩu gia súc, gia cầm, Cục Điều tra chống buôn lậu vừa đề nghị các cục hải quan địa phương khẩn trương tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với hoạt động nhập khẩu gia súc, gia cầm ngay từ cửa khẩu.
Quá trình làm thủ tục cần kiểm tra kỹ giấy chứng nhận kiểm dịch động vật do cơ quan thú y cấp cho các lô hàng nhập khẩu, trường hợp phát hiện vi phạm phải kiên quyết không cho phép nhập khẩu và buộc tái xuất, tịch thu hoặc tiêu hủy.
Các đơn vị hải quan địa phương cũng cần tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm tình hình địa bàn, nhất là khu vực có nhiều đường mòn, lối mở;
Xây dựng kế hoạch kiểm soát với các lực lượng chức năng như biên phòng, quản lý thị trường, thú y… để kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý kịp thời các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép gia súc, gia cầm qua biên giới.
Có thể bạn quan tâm

Với mục đích cùng giúp nhau phát triển nghề nuôi ong, nhiều hộ dân xã Nghĩa Mỹ, thị xã Thái Hòa (Nghệ An) đã tập hợp nhau lại thành Tổ hợp tác nuôi ong nội lấy mật. Tổ hợp tác là nơi các thành viên trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm, chia sẻ, hỗ trợ nhau tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Năm nay, nông dân trồng mía ở đồng bằng sông Cửu Long phấn khởi vì vừa trúng mùa, vừa được giá. Song cũng có không ít người tiếc nuối vì trót phá bỏ cây mía để trồng cây khác.

Dù không có lợi thế về khí hậu, đất đai, song Hà Nam đã đặt ra mục tiêu trở thành “thủ phủ” nuôi bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng với số lượng có thể lên tới 15.000 con.

Quả dài đến 40cm, nặng hàng chục kg, giống bí lạ khổng lồ này được bà con đồng bào dân tộc Mường tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Phú Thọ… trồng làm thức ăn thay rau hàng ngày.

Hàng chục hecta trồng táo bị chặt lấy những cành nặng trĩu trái để cung cấp cho các trang trại trong tỉnh làm thức ăn cho đàn gia súc có sừng, do giá táo chỉ còn 1.000 đồng/kg