Kiểm soát chặt nhập khẩu gia súc, gia cầm

Để chủ động đối phó với nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập vào nước ta thông qua hoạt động nhập khẩu gia súc, gia cầm, Cục Điều tra chống buôn lậu vừa đề nghị các cục hải quan địa phương khẩn trương tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với hoạt động nhập khẩu gia súc, gia cầm ngay từ cửa khẩu.
Quá trình làm thủ tục cần kiểm tra kỹ giấy chứng nhận kiểm dịch động vật do cơ quan thú y cấp cho các lô hàng nhập khẩu, trường hợp phát hiện vi phạm phải kiên quyết không cho phép nhập khẩu và buộc tái xuất, tịch thu hoặc tiêu hủy.
Các đơn vị hải quan địa phương cũng cần tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm tình hình địa bàn, nhất là khu vực có nhiều đường mòn, lối mở;
Xây dựng kế hoạch kiểm soát với các lực lượng chức năng như biên phòng, quản lý thị trường, thú y… để kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý kịp thời các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép gia súc, gia cầm qua biên giới.
Có thể bạn quan tâm

Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã mang lại làn gió mới, làm thay đổi diện mạo nông thôn, đặc biệt ở ĐBSCL, hầu hết các tỉnh đều xây dựng mô hình cánh đồng lớn (CĐL) để đột phá.

Nếu làm quyết liệt, 5 - 7 năm tới, chúng ta có thể vực dậy cơ bản hơn 30 nghìn ha nhãn chất lượng thấp còn bị bỏ ngỏ ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.

Nông dân không nên phun thuốc trừ rầy khi lúa đang phơi màu do các hoạt chất trong thuốc sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, tạo hạt của lúa.

Trong một thời gian dài, cây ca cao được nhiều chương trình xây dựng các mô hình trồng và chăm sóc nhằm đưa nó trở thành một trong những cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap) là hướng phát triển tất yếu để nâng cao chất lượng nông sản, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm và là “chìa khóa” để nông sản của tỉnh Đăk Nông bước vào hệ thống phân phối hiện đại và xuất khẩu.