Kiểm soát chặt nhập khẩu gia súc gia cầm

Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan cho biết qua theo dõi, nắm bắt tình hình, đơn vị nắm được thông tin về dịch lở mồm, long móng và cúm gia cầm có dấu hiệu bùng phát gần đây ở một số quốc gia trong khu vực.
Để chủ động đối phó với nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập vào nước ta thông qua hoạt động nhập khẩu gia súc, gia cầm, Cục Điều tra chống buôn lậu vừa đề nghị các cục hải quan địa phương khẩn trương tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với hoạt động nhập khẩu gia súc, gia cầm ngay từ cửa khẩu.
Quá trình làm thủ tục cần kiểm tra kỹ giấy chứng nhận kiểm dịch động vật do cơ quan Thú y cấp cho các lô hàng nhập khẩu, trường hợp phát hiện vi phạm phải kiên quyết không cho phép nhập khẩu và buộc tái xuất, tịch thu hoặc tiêu hủy.
Các đơn vị hải quan địa phương cũng cần tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm tình hình địa bàn, nhất là khu vực có nhiều đường mòn, lối mở; xây dựng kế hoạch kiểm soát với các lực lượng chức năng như Biên phòng, Quản lý thị trường, Thú y… để kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý kịp thời các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép gia súc, gia cầm qua biên giới.
Có thể bạn quan tâm

Đó là khẳng định của ông Phạm Anh Tuấn- PTCT. Tổng cục Thủy sản: từ ngày 20/6/2014 các tổ chức, cá nhân liên quan phải có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Ông Peter Pickering thông tin: Syngenta dành sự quan tâm đặc biệt và có kế hoạch hợp tác với các đơn vị có liên quan của Bộ NNPTNT để chuyển giao kỹ thuật canh tác ngô, giúp nông dân tiếp cận với giải pháp canh tác tiên tiến nhằm phát huy tiềm năng năng suất của giống, gia tăng sản lượng ngô tại các vùng trồng ngô trọng điểm của Việt Nam như miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Hồng.

Hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM là sự cố gắng, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân Hồng An, không chỉ đổi thay ở diện mạo nông thôn, đời sống của người dân cũng chuyển biến tích cực. Đến nay, thu nhập bình quân của xã đạt 30 triệu đồng/người/năm.

Giá tôm sú trên thị trường thế giới nói chung và trên thị trường Nhật Bản nói riêng vẫn ở mức cao là cơ sở chính giúp giá trị XK tôm Việt Nam trên thị trường Nhật Bản duy trì tăng trưởng mạnh. Trong khi, giá tôm chân trắng đang có chiều hướng giảm bởi nguồn cung loại tôm này gia tăng nhờ sản xuất tại nhiều nước cải thiện hơn sau “cơn bão” EMS (Hội chứng tôm chết sớm).

Sinh ra từ cái nôi của làng nghề, ông Nguyễn Duy Hòa, chủ cơ sở đồ gỗ Hòa Hiếu là một trong những người “giữ lửa” nghề truyền thống ở làng Hạ Vũ. Sau hơn 20 năm thành lập, từ một cơ sở sản xuất nhỏ, đến nay người chủ cũng là nghệ nhân này đã có một cơ ngơi với hai cơ sở sản xuất gần 600m2, có uy tín trên thị trường trong tỉnh và một số tỉnh lân cận.