Kiểm soát chất lượng chè xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc)

Theo Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), truyền thông Đài Loan (Trung Quốc) đưa tin, cơ quan quản lý Đài Loan (Cục quản lý Thực phẩm Dược phẩm Đài Loan) thời gian qua liên tục phát hiện nhiều lô hàng sản phẩm chè nhập khẩu từ Việt Nam có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quy định.
Truyền thông Đài Loan (Trung Quốc) dẫn ý kiến của Cục quản lý Thực phẩm Dược phẩm Đài Loan cho biết, từ tháng 2/2015 đến nay, phía Đài Loan mỗi tuần kiểm tra và phát hiện từ 1-4 lô chè đen của Việt Nam có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không đạt yêu cầu.
Theo thống kê của Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan, hiện lượng chè Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan chiếm 70% tổng sản lượng nhập khẩu của Đài Loan. Năm 2014, tỷ lệ chè đen không đạt tiêu chuẩn là 17%.
Phía cơ quan quản lý Đài Loan cũng cho biết, Đài Loan sẽ mở rộng phạm vi kiểm tra, không chỉ với chè Việt Nam mà sẽ mở rộng kiểm tra đối với chè nhập khẩu từ tất cả các nước với mức độ kiểm tra 100% đối với các lô hàng nhập khẩu. Phía Đài Loan cũng sẽ tiến hành kiểm tra liên ngành đối với sản phẩm chè cốc của hệ thống cửa hàng bán đồ uống nội địa.
Phía Đài Loan đang đề nghị Việt Nam tăng cường các biện pháp quản lý sản xuất, kết hợp hướng dẫn nông dân trồng chè để đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn kiểm nghiệm kiểm dịch. Phía Đài Loan hiện cũng đang chờ cơ quan quản lý chất lượng nông sản Việt Nam đưa ra văn bản chứng minh và trao đổi các biện pháp quản lý chất lượng mặt hàng này.
Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương khuyến cáo, các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam cần chủ động nắm tình hình, khẩn trương có biện pháp kiểm tra, quản lý chặt chẽ chất lượng các sản phẩm xuất khẩu đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn của Đài Loan và đối tác nhập khẩu, tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu chè sang thị trường Đài Loan và uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Được sự chấp thuận của UBND và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh, ngày 08/8/2014, Hiệp hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh đã tổ chức buổi Tổng kết chương trình Chuỗi cung ứng cá tra bền vững và trao giấy chứng nhận GlobalGAP cho Tổ hợp tác Nuôi cá tra bền vững tại hai huyện Tiểu Cần và Cầu Kè do ông Giãng Văn Bảy làm Tổ trưởng.

Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ Sinh học thuộc Công ty cổ phần Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Việt Nam-Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE), đã phân lập và nhân nuôi thành công chủng nấm có trong Đông trùng hạ thảo.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TACN& NL) của Việt Nam tháng 8/2014 đạt 320 triệu USD, tăng 5,8% so với tháng trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, 8 tháng đầu năm, ước đạt 2,243 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2013.

Cách nay 2 tuần, giá thuê máy gặt đập liên hợp (GĐLH) để thu hoạch lúa tại nhiều nơi chỉ ở mức 250.000-260.000 đồng/công (lúa không đổ ngã) thì nay tăng lên mức 280.000-300.000 đồng/công; còn đối với các diện tích lúa bị đổ ngã từ 30-70% muốn thuê máy GĐLH thu hoạch, nông dân phải chịu giá từ 350.000-400.000 đồng/công, thậm chí 500.000 đồng/công đối lúa bị đổ ngã hoàn toàn.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, vụ Đông xuân 2013-2014, toàn tỉnh Tây Ninh trồng mới được 24.701 ha mì, đạt 123,5% kế hoạch vụ và tăng hơn 20% so cùng kỳ năm trước (SCK). Đến nay đã thu hoạch 7.377 ha, năng suất bình quân 35 tấn/ha.