Kiểm soát chất lượng chè xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc)

Theo Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), truyền thông Đài Loan (Trung Quốc) đưa tin, cơ quan quản lý Đài Loan (Cục quản lý Thực phẩm Dược phẩm Đài Loan) thời gian qua liên tục phát hiện nhiều lô hàng sản phẩm chè nhập khẩu từ Việt Nam có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quy định.
Truyền thông Đài Loan (Trung Quốc) dẫn ý kiến của Cục quản lý Thực phẩm Dược phẩm Đài Loan cho biết, từ tháng 2/2015 đến nay, phía Đài Loan mỗi tuần kiểm tra và phát hiện từ 1-4 lô chè đen của Việt Nam có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không đạt yêu cầu.
Theo thống kê của Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan, hiện lượng chè Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan chiếm 70% tổng sản lượng nhập khẩu của Đài Loan. Năm 2014, tỷ lệ chè đen không đạt tiêu chuẩn là 17%.
Phía cơ quan quản lý Đài Loan cũng cho biết, Đài Loan sẽ mở rộng phạm vi kiểm tra, không chỉ với chè Việt Nam mà sẽ mở rộng kiểm tra đối với chè nhập khẩu từ tất cả các nước với mức độ kiểm tra 100% đối với các lô hàng nhập khẩu. Phía Đài Loan cũng sẽ tiến hành kiểm tra liên ngành đối với sản phẩm chè cốc của hệ thống cửa hàng bán đồ uống nội địa.
Phía Đài Loan đang đề nghị Việt Nam tăng cường các biện pháp quản lý sản xuất, kết hợp hướng dẫn nông dân trồng chè để đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn kiểm nghiệm kiểm dịch. Phía Đài Loan hiện cũng đang chờ cơ quan quản lý chất lượng nông sản Việt Nam đưa ra văn bản chứng minh và trao đổi các biện pháp quản lý chất lượng mặt hàng này.
Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương khuyến cáo, các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam cần chủ động nắm tình hình, khẩn trương có biện pháp kiểm tra, quản lý chặt chẽ chất lượng các sản phẩm xuất khẩu đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn của Đài Loan và đối tác nhập khẩu, tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu chè sang thị trường Đài Loan và uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Tiêu biểu trong phong trào này là hộ bà Phan Thị No và bà Phan Thị Phơ. Hai bà không chỉ trồng các loại rau màu theo thời vụ mà còn trồng dưa hấu trên bờ bao vuông tôm. Mô hình này đã mang lại hiệu quả, giúp gia đình đón những mùa xuân sung túc.

Thực hiện Nghị quyết số 52 của HĐND tỉnh, tháng 4/2014, Chi cục Thủy sản tỉnh triển khai mô hình nuôi cá giống mới cho 50 hộ dân trên địa bàn, với tổng diện tích 40ha. Mô hình nuôi cá giống mới hỗ trợ 1,2 triệu con cá rô phi đơn tính giống Đường nghiệp và 40 nghìn cá chép lai ba máu cho các hộ nuôi.

Giống như mọi ngày, hôm nay, khi mặt trời vừa ló dạng, ông Bảy Khắc (Thái Văn Khắc, ấp Rạch Bần B, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) thong thả tập kết thức ăn lên xuồng, bơi trên đầm cho tôm ăn. Vừa cho tôm ăn, ông đưa mắt nhìn những cánh quạt đang quay đều mà lòng đầy phấn khởi, hy vọng vụ tôm này sẽ thắng lợi như năm trước.

Trước yêu cầu này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng: Tàu dịch vụ hậu cần nghề cá không liên quan đến đánh bắt, khai thác hải sản nên vẫn khuyến khích bà con, doanh nghiệp đầu tư, còn tàu đánh bắt xa bờ thì phải phát triển đúng quy hoạch để bảo tồn nguồn lợi thủy sản.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2014, vùng ĐBSCL có hơn 230 cơ sở sản xuất cá tra giống, trên 4.000 hộ ương dưỡng với diện tích hơn 2.250ha, sản lượng sản xuất được hơn 2,0 tỷ con cá giống. Ngoài ra, tính đến nay, tổng số cá tra bố mẹ chất lượng cao do viện II cung cấp cho các tỉnh đạt 105.423 con tuy nhiên tỷ lệ hao hụt khá cao lên đến 22%, một số địa phương tỷ lệ thất thoát cao như Vĩnh Long, An Giang.