Kiểm Soát Chặt Chất Cấm Trong Chăn Nuôi

Từ nay đến cuối năm, lực lượng chức năng tại sáu tỉnh thành là TP.HCM, Đồng Nai, Vĩnh Long, Hà Nội, Hưng Yên và Thanh Hóa sẽ đồng loạt ra quân kiểm tra các địa điểm sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhằm kiểm soát tình trạng buôn bán các chất cấm trong chăn nuôi.
Thông tin trên được đưa ra tại hội nghị triển khai kế hoạch kiểm tra trọng điểm chất lượng thức ăn chăn nuôi năm 2014 khu vực phía Nam do Cục Chăn nuôi và Sở NN&PTNT TP.HCM tổ chức ngày 22-8.
Ông Trần Văn Quang - chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai - cho biết thời gian qua giá heo tăng cao nên đã xuất hiện tình trạng người dân trộn chất tăng trọng cấm (chủ yếu là Salbutamol) vào thức ăn nuôi heo. Qua kiểm tra từ đầu năm đến nay đã phát hiện một vài trang trại chăn nuôi quy mô công nghiệp sử dụng chất tạo nạc Salbutamol trong nuôi heo.
Ông Nguyễn Xuân Dương - phó cục trưởng Cục Chăn nuôi - cho biết tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi diễn ra trong nhiều năm qua vẫn chưa giải quyết dứt điểm do chế tài quá nhẹ. Chất tạo nạc trong chăn nuôi còn tồn dư sẽ chuyển vào cơ thể người tiêu dùng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
* Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần thương mại Sao Khuê (xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa), với số tiền 70 triệu đồng, vì công ty này kinh doanh thức ăn chăn nuôi có sử dụng chất Salbutamol.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản đến nay, ở Cà Mau, một số nông dân nắm bắt kịp thời kỹ thuật nuôi tôm đã trở thành tỷ phú. Nhưng vẫn còn hàng ngàn gia đình lao đao, nợ nần, khốn khó... Nguyên nhân do đâu?

Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) phối hợp Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang vừa đến huyện Châu Phú và An Phú khảo sát tình hình nông dân đăng ký nuôi cá tra theo tiêu chuẩn VietGAP.

Ở Trung Quốc, nhu cầu nuôi cá lồng ngoài khơi chưa bao giờ cấp thiết như hiện nay vì mật độ tập trung quá lớn của các lồng nuôi truyền thống ở các khu vực ven biển.

Trước khi thả giống tiến hành tháo nước cải tạo ruộng, dùng vôi bột rắc khắp đáy ruộng để diệt ký sinh trùng và mầm bệnh. Lấy nước vào ruộng qua lưới lọc và dùng phân gây màu, khi nước có màu xanh nõn chuối mới tiến hành thả going.

Trong nuôi trồng thủy sản nói chung và sản xuất giống thủy sản nói riêng, điều kiện xuất hiện bệnh có khi xuất hiện riêng lẻ hoặc đồng thời 3 yếu tố.