Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khuyến Nông Với Nuôi Trồng Thủy Sản Miền Núi Nghệ An

Khuyến Nông Với Nuôi Trồng Thủy Sản Miền Núi Nghệ An
Ngày đăng: 07/03/2014

Nghệ An là tỉnh có nhiều huyện miền núi và có nhiều dân tộc sinh sống, có tiềm năng diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản tương đối lớn

Khi mạng lưới khuyến nông chưa hình thành thì việc nuôi cá của bà con gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao do trình độ của bà con còn hạn chế, chưa áp dụng đúng quy trình kỹ thuật.

Trong những năm gần đây hệ thống khuyến nông tỉnh đã hình thành được mạng lưới đến tận thôn bản. Hàng năm các cán bộ khuyến nông xã và thôn bản được Trung tâm Khuyến nông tỉnh tập huấn, tư vấn tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, những thông tin phù hợp.

Trên sơ sở đó, các cán bộ khuyến nông xã, thôn bản không ngại khó khăn để đến tận thôn bản, vùng sâu, vùng xa cầm tay chỉ việc, tư vấn kỹ thuật và xây dựng các điểm mô hình trình diễn giúp việc nuôi cá của bà con thay đổi rõ rệt.

Bà con đã biết áp dụng và thực hiện tốt các khâu kỹ thuật, biết cải tạo ao, xử lý vôi, bón lót phân chuồng hoai để gây màu nước, biết chọn giống tốt, thả cá đúng mùa vụ, đúng mật độ, cơ cấu đàn cá hợp lý, việc chăm sóc, quản lý ao và phòng bệnh chu đáo. Vì vậy cá mau lớn, ít bệnh, rút ngắn được thời gian nuôi, tỷ lệ sống cao, năng suất đã đạt 3 tấn/ha.

Ngoài ra, bà con đã biết cách ương nuôi cá giống để chủ động nguồn giống tốt tại chỗ, biết chế biến thức ăn cho cá từ sản phẩm phụ của nông nghiệp, cách nuôi giun quế..., Do nắm vững được kỹ thuật, bà con đã đa dạng được hình thức, đối tượng nuôi như ếch, lươn, ba ba, cá diêu hồng, cá lóc...

Ngoài việc tập huấn kỹ thuật và xây dựng các mô hình trình diễn, các cán bộ khuyến nông còn đóng vai trò như cán bộ tuyên giáo, cán bộ văn hóa, kết hợp đưa những thông tin liên quan, các chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

Cán bộ khuyến nông còn giúp bà con làm công tác dịch vụ tiêu thụ sản phẩm hiệu quả, tiếp cận các thiết bị vật tư tốt, giúp bà con nắm bắt được nhiều thông tin thiết thực, là một cầu nối kịp thời giữa các tổ chức, các vùng, miền.

Đồng thời tổ chức các cuộc thăm quan học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt các tâm tư nguyện vọng, những khó khăn thắc mắc của bà con để tham mưu cho cá cấp lãnh đạo, từ đó có biên pháp giải quyết kịp thời hợp lý.

Việc làm của công tác khuyến nông đã giúp cho bà con phần nào khó khăn trong nuôi trồng thủy sản, cuộc sống dần dần được cải thiện, có thêm việc làm, tăng thu nhập, sản xuất ra nhiều sản phẩm thủy sản để chủ động nguồn thức ăn tại chỗ cho gia đình, sản lượng ngày một tăng, không ngừng mở rộng diện tích nuôi, biết tận dụng tối đa diện tích mặt nước để đưa vào sản xuất ngày càng ổn định, bền vững.

Bà con nuôi cá miền núi đã biết cách bảo vệ môi trường, hạn chế dùng hóa chất và các thiết bị để khai thác triệt để các loại cá nhỏ ngoài tự nhiên, tin tưởng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh, hiệu quả đồng thời có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng. Đặc biệt bà con ngày yêu thích và phát triển mạnh nghề nuôi cá ở địa phương mình.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Đắk Glong Mạnh Dạn Ứng Dụng Khoa Học, Kỹ Thuật Vào Sản Xuất Nông Dân Đắk Glong Mạnh Dạn Ứng Dụng Khoa Học, Kỹ Thuật Vào Sản Xuất

Qua các lớp tập huấn, bà con được các chuyên gia cung cấp một số kiến thức cơ bản về quy trình sản xuất cà phê. Điều khiến mọi người ngạc nhiên là để biết được đất trồng có phù hợp với cây cà phê hay không thì cần phải mang đi xét nghiệm. Sau một thời gian, bà con được hướng dẫn cách bón phân dựa trên kết quả xét nghiệm đất như bổ sung phân chuồng, vi lượng... và phương pháp bón phân cũng rất khác so với làm thông thường.

28/11/2014
Thu Mua Nguyên Liệu Chế Biến Thuỷ Sản Doanh Nghiệp Thua Ngay Trên Thu Mua Nguyên Liệu Chế Biến Thuỷ Sản Doanh Nghiệp Thua Ngay Trên "Sân Nhà"

Với ngư trường rộng và thuận lợi, thêm vào đó là kinh nghiệm đánh bắt, nuôi trồng hải sản lâu đời của người dân, Quảng Ninh là địa bàn có sản lượng thuỷ sản cao. Tuy nhiên, hiện nay không ít các đơn vị chế biến thuỷ sản trên địa bàn lại khó mua nguyên liệu ngay trên “sân nhà”. Việc này đã khiến cho hầu hết các đơn vị này chỉ hoạt động được hơn 40% công suất.

27/06/2014
Hài Hòa Lợi Ích Nông Dân - Doanh Nghiệp Hài Hòa Lợi Ích Nông Dân - Doanh Nghiệp

Điện Biên có ưu thế phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hàng nông sản. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ chủ yếu phụ thuộc vào cánh thương lái, tư nhân thu mua nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Chính vì vậy, vấn đề tìm “đầu ra” cho nông sản, tránh tình trạng “được mùa mất giá” luôn là “bài toán” khó với nông dân Điện Biên.

28/11/2014
Hướng Nông Dân Thay Đổi Nếp Nghĩ, Cách Làm Hướng Nông Dân Thay Đổi Nếp Nghĩ, Cách Làm

Đối với những hộ nông dân xã Chiềng Đông, quanh năm lam lũ trồng lúa, cây ngô, cây sắn thì đây là lần đầu áp dụng hình thức chăn nuôi bán công nghiệp nên không ít bỡ ngỡ. Với tổng số tiền 270 triệu đồng dành cho mô hình, Trạm đã cấp 2.000 con gà giống; mỗi hộ được cấp 50 con gà giống (nhập từ Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên), 40 hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, thức ăn cám công nghiệp, thuốc và vắc xin phòng bệnh.

28/11/2014
Cây Cao Su Lên Núi Đồi Tây Trà Chờ Đợi Và Hy Vọng Cây Cao Su Lên Núi Đồi Tây Trà Chờ Đợi Và Hy Vọng

Sau hơn 1 năm “thử lửa”, cây cao su từng bước đã phủ xanh trên huyện vùng cao Tây Trà (Quảng Ngãi). Mặc dù mới “nhập cư” trên vùng đất này nhưng cây cao su đã thực sự mở ra hướng đi mới cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đem lại niềm hy vọng nâng cao đời sống cho bà con đồng bào Cor Tây Trà.

27/06/2014