Khuyến Ngư Bạc Liêu Tổng Kết Mô Hình Sản Xuất Lúa - Màu

Ngày 29/11/2013, tại ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu (Trung tâm) kết hợp với Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học (GIZ) tỉnh Bạc Liêu (Dự án GIZ Bạc Liêu) đã tổ chức tổng kết lớp tập huấn canh tác dưa hấu trong khuôn khổ lớp tập huấn lúa - màu (lúa - dưa hấu).
Tham dự buổi tổng kết, ngoài các đơn vị tổ chức lớp nêu trên, còn có đại diện các ban ngành như: Phòng Kỹ thuật Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hoà Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình huyện Hoà Bình, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Hòa Bình, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hòa Bình, Hội Nông dân xã Vĩnh Mỹ A, các ban ngành ấp Vĩnh Thành và 29 nông dân tham gia lớp học.
Mô hình trình diễn tại lớp tập huấn có diện tích 01 ha, sử dụng 02 giống dưa hấu là Mặt trời đỏ (không hạt) của Công ty Sygenta và giống TN 522 (có hạt) của Công ty Trang Nông với tỉ lệ trồng 50:50 để tăng mức độ thụ phấn cho tỷ lệ đậu trái cao.
Nhìn chung, cả hai giống dưa đều phát triển tốt và có chiều dài dây trên 3,5 m, mật độ trung bình 1.700 dây/1.000 m2. Năng suất ước tính trên mỗi công đạt 1.700 trái, 4.250 kg/công (gồm 850 trái dưa Mặt trời đỏ, bình quân 3,0 kg/trái; và 850 trái dưa TN 522, bình quân 2,5 kg/trái).
Với giá bán 4.500 đồng/kg, lợi nhuận thu được là gần 10 triệu đồng/công (1.000 m2), tức gần 50 triệu đồng/ha, đây là mức lợi nhuận cao so với sản xuất lúa (bình quân 3 vụ chỉ cho lợi nhuận 6 - 7 triệu đồng/ha), là nguồn thu nhập thêm hấp dẫn cho người dân địa phương, góp phần tăng thêm thu nhập trên một đơn vị diện tích cho vùng đất sản xuất khó khăn.
Do dưa không hạt còn khá mới mẻ tại tỉnh Bạc Liêu nên vấn đề thị trường tiêu thụ cho giống dưa này hiện chưa thể khắc phục được ngay.
Mặc dù vậy, nông dân rất quan tâm đến cải thiện thẩm mỹ cho trái thành phẩm Mặt trời đỏ hiện bị méo làm giảm giá trị trái thành phẩm, xem đây là bước đi đón đầu thị trường cần được tiếp tục thử nghiệm với qui mô nhỏ trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, nông dân thật sự có nhu cầu nắm bắt quy trình kỹ thuật sản xuất dưa hấu có hạt truyền thống giúp đạt năng suất, chất lượng cao với chi phí, giá thành rẻ, ít rủi ro nấm bệnh trong điều kiện thời tiết biến đổi.
Đại diện Dự án GIZ Bạc Liêu đề nghị Trung tâm tiếp tục tìm biện pháp khắc phục để tăng giá trị thành phẩm, qua đó tăng lợi nhuận. Song song đó cần hoàn thiện qui trình kỹ thuật canh tác dưa không hạt giúp nông dân tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí, giá thành qua đó giúp bà con thoát nghèo bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân tại nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL hiện bán lúa thu đông 2015 thu hoạch sớm thấp hơn từ 400 - 500 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh lân cận, như: Hậu Giang, Vĩnh Long…, nông dân bán lúa tươi IR50404 ngay tại ruộng chỉ 4.200 - 4.300 đồng/kg, trong khi cùng kỳ năm trước từ 4.700 - 4.800 đồng/kg. Nhiều loại lúa tươi hạt dài như: OM 4218, OM 5451… giá từ 4.500 - 4.700 đồng/kg.

Những năm gần đây, nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên giá trị sản phẩm chè Ba Trại (huyện Ba Vì, Hà Nội) được nâng lên rõ rệt.

Thành phố Đà Lạt đã thiết lập hệ thống bản đồ phân bố dịch hại trên cây dâu tây thông qua ứng dụng công nghệ GIS (hệ thống thông tin địa lý), làm cơ sở đưa ra các giải pháp phòng trừ hiệu quả, kịp thời.
Vừa qua, tại phường 6, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội thảo sơ kết “Sản xuất rải vụ thu hoạch xoài theo hướng an toàn năm 2014 - 2015”. 100 nhà vườn ở huyện Cao Lãnh và TP.Cao Lãnh đến dự.

Công nghệ CAS hoạt động theo nguyên lý đông lạnh nhanh ở nhiệt độ thấp và năng lượng từ trường làm cho nước trong sản phẩm sẽ liên kết với nhau thành cụm nhỏ vài ba phân tử mà không đóng băng thành khối như lạnh đông thông thường, giúp giữ được chất lượng sản phẩm tươi nguyên như ban đầu.