Khuyến Ngư Bạc Liêu Tổng Kết Mô Hình Sản Xuất Lúa - Màu

Ngày 29/11/2013, tại ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu (Trung tâm) kết hợp với Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học (GIZ) tỉnh Bạc Liêu (Dự án GIZ Bạc Liêu) đã tổ chức tổng kết lớp tập huấn canh tác dưa hấu trong khuôn khổ lớp tập huấn lúa - màu (lúa - dưa hấu).
Tham dự buổi tổng kết, ngoài các đơn vị tổ chức lớp nêu trên, còn có đại diện các ban ngành như: Phòng Kỹ thuật Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hoà Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình huyện Hoà Bình, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Hòa Bình, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hòa Bình, Hội Nông dân xã Vĩnh Mỹ A, các ban ngành ấp Vĩnh Thành và 29 nông dân tham gia lớp học.
Mô hình trình diễn tại lớp tập huấn có diện tích 01 ha, sử dụng 02 giống dưa hấu là Mặt trời đỏ (không hạt) của Công ty Sygenta và giống TN 522 (có hạt) của Công ty Trang Nông với tỉ lệ trồng 50:50 để tăng mức độ thụ phấn cho tỷ lệ đậu trái cao.
Nhìn chung, cả hai giống dưa đều phát triển tốt và có chiều dài dây trên 3,5 m, mật độ trung bình 1.700 dây/1.000 m2. Năng suất ước tính trên mỗi công đạt 1.700 trái, 4.250 kg/công (gồm 850 trái dưa Mặt trời đỏ, bình quân 3,0 kg/trái; và 850 trái dưa TN 522, bình quân 2,5 kg/trái).
Với giá bán 4.500 đồng/kg, lợi nhuận thu được là gần 10 triệu đồng/công (1.000 m2), tức gần 50 triệu đồng/ha, đây là mức lợi nhuận cao so với sản xuất lúa (bình quân 3 vụ chỉ cho lợi nhuận 6 - 7 triệu đồng/ha), là nguồn thu nhập thêm hấp dẫn cho người dân địa phương, góp phần tăng thêm thu nhập trên một đơn vị diện tích cho vùng đất sản xuất khó khăn.
Do dưa không hạt còn khá mới mẻ tại tỉnh Bạc Liêu nên vấn đề thị trường tiêu thụ cho giống dưa này hiện chưa thể khắc phục được ngay.
Mặc dù vậy, nông dân rất quan tâm đến cải thiện thẩm mỹ cho trái thành phẩm Mặt trời đỏ hiện bị méo làm giảm giá trị trái thành phẩm, xem đây là bước đi đón đầu thị trường cần được tiếp tục thử nghiệm với qui mô nhỏ trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, nông dân thật sự có nhu cầu nắm bắt quy trình kỹ thuật sản xuất dưa hấu có hạt truyền thống giúp đạt năng suất, chất lượng cao với chi phí, giá thành rẻ, ít rủi ro nấm bệnh trong điều kiện thời tiết biến đổi.
Đại diện Dự án GIZ Bạc Liêu đề nghị Trung tâm tiếp tục tìm biện pháp khắc phục để tăng giá trị thành phẩm, qua đó tăng lợi nhuận. Song song đó cần hoàn thiện qui trình kỹ thuật canh tác dưa không hạt giúp nông dân tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí, giá thành qua đó giúp bà con thoát nghèo bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Hôm nay 14.6, Hội Nông dân (ND) huyện Đại Lộc tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ XII (nhiệm kỳ 2012-2017). Đây là huyện được Hội ND tỉnh Quảng Nam chọn chỉ đạo đại hội điểm Hội ND cấp huyện, thành phố khu vực đồng bằng.

Giá hành tây được thu mua tại vườn ở Lâm Đồng chỉ còn 1.500 đồng/kg (ngày 7/3), giảm tới 70% so với thời điểm này năm trước nhưng vẫn rất ít thương lái hỏi mua.

Người dân làng Phước Yên (xã Quảng Thọ, Quảng Điền, TT- Huế) đang có cuộc sống sung túc nhờ cây rau má. Người đi tiên phong trồng rau má là anh Cao Quảng Thiện.

Hội Làm vườn Cao Bằng đã giúp nhiều hội viên thoát nghèo. Không những vậy, Hội còn tập trung chú trọng xây dựng những mô hình sản xuất hàng hóa, cho thu nhập cao làm điểm học tập cho hội viên

Đến tỉnh Bến Tre vào những ngày cuối năm, đâu đâu cũng thấy người dân trồng bưởi da xanh hồ hởi, phấn khởi cười nói râm ran, bàn về cách chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, cách thu hoạch bưởi vào thời điểm nào bán được giá…