Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khuyến Cáo Nông Dân Tạm Dừng Thả Tôm Nuôi Trái Vụ Ở Cà Mau

Khuyến Cáo Nông Dân Tạm Dừng Thả Tôm Nuôi Trái Vụ Ở Cà Mau
Ngày đăng: 16/03/2013

Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau khuyến cáo nông dân: Vào thời điểm này nên tạm dừng việc thả tôm nuôi, nhằm tránh những rủi ro. Đây là vụ thả nuôi trái vụ, mặt khác do thời tiết khô hạn gay gắt nên nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, nếu thả tôm nuôi vào thời điểm này sẽ không hiệu quả, thậm chí sẽ bị lỗ do chi phí đầu tư cao. 
Tỉnh Cà Mau có tổng diện tích nuôi tôm lên tới 290.000 ha. Đây đang là thời điểm mùa khô, trái vụ mùa nuôi tôm, bà con thường phơi đất, cải tạo ao đầm để chờ mùa mưa xuống mới thả tôm nuôi. Tuy nhiên, hàng năm có vài ngàn hộ nông dân vẫn thả tôm nuôi trái vụ với tổng diện tích lên tới 3.000 - 5.000 ha. Ông Trần Văn Giang, nông dân có kinh nghiệm nuôi tôm nhiều năm ở xã Tân Hưng, huyện Cái Nước cho biết, nuôi tôm mùa khô nếu may mắn sẽ trúng đậm, nhưng năm nay điều kiện thời tiết không thuận lợi, nắng hạn gay gắt làm cho ao đầm bị khô nước. 
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau: Hiện nay, 90% diện tích đất nuôi trồng thủy sản đã khô nước, 50% số hộ dân nuôi tôm trái vụ đã "trắng" tay, bình quân mỗi hộ thua lỗ từ 5 - 10 triệu đồng; song, hiện nay vẫn còn hàng trăm hộ vẫn tiếp tục thả tôm nuôi, bất chấp thời tiết không thuận lợi. Nếu như nuôi tôm bằng hình thức quảng canh hoặc quảng canh cải tiến không thuận lợi, thì nuôi tôm công nghiệp cũng không khá hơn.

Toàn tỉnh có 5.000 ha đất nuôi tôm công nghiệp, nhưng vụ mùa đầu năm nay gặp thất bát, nhiều hộ bị lỗ nặng do chi phí đầu tư cho nuôi tôm công nghiệp cao gấp 10 lần chi phí nuôi quảng canh. Được biết, từ đầu năm đến nay, sản lượng nuôi trồng thủy sản chỉ đạt 45.000 tấn, thấp hơn nhiều so cùng kỳ. Báo hiệu một năm kinh tế thủy sản đứng trước nhiều khó khăn.


Có thể bạn quan tâm

Khi con tôm càng xanh “gặp khó” Khi con tôm càng xanh “gặp khó”

Những năm qua, phong trào nuôi tôm càng xanh trên địa bàn huyện Châu Phú (An Giang) đang có xu hướng giảm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này nhưng chủ yếu do nông dân không chủ động được đầu ra.

18/04/2015
Nuôi cá vẩu trên đầm phá Nuôi cá vẩu trên đầm phá

Anh Phan Việt (45 tuổi), trú ở thôn Hiền An 1 (xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) vừa giới thiệu những lồng cá vẩu đang nuôi trên đầm vừa cho chúng tôi biết, người dân nơi đây bắt đầu nuôi cá vẩu vào năm 2009 từ sự tình cờ trong một lần đi đặt chuôm đánh bắt cá hồng, cá mú tự nhiên về nuôi thì có lẫn con giống cá vẩu.

18/04/2015
Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai bị thiệt hại do hạn hán Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai bị thiệt hại do hạn hán

Hơn 3 tháng nay, các ao nuôi cá của Trung tâm Giống thủy sản đứng chân trên địa bàn huyện Chư Prông (Gia Lai) đã bị khô kiệt vì nguồn nước chính dẫn từ đập dâng Thanh Bình không còn. Nhiều ao đến nay không còn đủ nước để cá sinh sống buộc phải chuyển qua nơi khác, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất và chất lượng đàn cá bố mẹ.

18/04/2015
Ngành chăn nuôi lộ rõ điểm yếu khi đón “sóng” TPP Ngành chăn nuôi lộ rõ điểm yếu khi đón “sóng” TPP

Năm 2015 được nhận định là thời điểm hội nhập sâu của nền kinh tế Việt Nam, nhất là giai đoạn cuối nước ta đàm phán tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

18/04/2015
Con dê trên vùng đất Gò Công Con dê trên vùng đất Gò Công

Nghề nuôi dê có mặt ở hầu hết các huyện, thị của Tiền Giang, trong đóđối với huyện ven biển huyện Gò Công Đông thì nuôi dê là nghề truyền thống và hiện nay đang phát triển, với tổng đàn là 18.829 (năm 2014), chiếm tỷ lệkhoảng 40% so với tổng đàn dê của tỉnh (47.000 con).

18/04/2015