Khuyến Cáo Nông Dân Nên Bán Lúa Khô

Nếu bán lúa tươi (chất lượng thấp) nông dân thu lãi từ 19 - 22%, còn phơi sấy khô sẽ thu lãi từ 44 - 48%.
Ngành thương mại các tỉnh ĐBSCL vừa khuyến cáo nông dân nên phơi sấy lúa cho khô trước khi bán vì lợi nhuận cao hơn bán lúa tươi tại ruộng.
Hiện giá lúa tươi (chất lượng thấp) thương lái mua tại ruộng với giá từ 4.500 đến 4.600 đồng/kg; lúa chất lượng thấp được phơi sấy khô có giá 5.450 đến 5.600 đồng/kg; lúa chất lượng cao phơi sấy khô giá từ 5.750 đến 5.900 đồng/kg.
Bộ Tài chính cho biết, giá thành sản xuất vụ đông xuân 2013 - 2014 bình quân 3.769 đồng/kg. Nếu bán lúa tươi (chất lượng thấp) nông dân thu lãi từ 19 - 22%, còn phơi sấy khô sẽ thu lãi từ 44 - 48%, bán lúa chất lượng cao phơi sấy khô sẽ thu lãi từ 52 - 56%.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, hiện các doanh nghiệp đang bắt đầu đẩy mạnh mua lúa gạo đông xuân dự trữ cho các hợp đồng mới từ nay đến cuối năm, đồng thời đàm phán ký hợp đồng xuất khẩu gạo chất lượng cao, gạo thơm sang châu Phi, Trung Quốc, Hồng Kông vì nhu cầu nhập khẩu của các thị trường này lớn.
Hiện toàn vùng ĐBSCL đã thu hoạch khoảng 50% diện tích trong 1,6 triệu ha lúa đông xuân.
Có thể bạn quan tâm

Trong 2 ngày (21và 22-8), Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố Pleiku tổ chức thả trên 116 ngàn con cá giống ra hồ B công trình thủy lợi Biển Hồ, thuộc Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai.

Vào đầu tháng 7 (âm lịch) hằng năm, nhiều nông dân lâu nay quen sản xuất 2 lúa kết hợp 1 vụ cá hoặc những nơi vùng đất trũng không thể sạ lúa vụ 3 (Thu đông) lại bắt đầu thả nuôi cá trên ruộng lúa, nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập trong những tháng mùa nước nổi.

Người chăn nuôi gia cầm đang phải chịu nhiều rủi ro vì giá thức ăn, dịch bệnh, đầu ra cho sản phẩm… Để tránh những rủi ro này, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ngày càng nhiều hộ gia đình chuyển hướng sang chăn nuôi gia công cho DN trong và ngoài nước. Đây đang là mô hình chăn nuôi ít rủi ro do được bao tiêu sản phẩm.

Từ kết quả này, trong thời gian tới, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên tiếp tục thả nuôi nhiều đối tượng thủy sản nhuyễn thể 2 mảnh vỏ tại đầm Ô Loan nhằm góp phần cải thiện môi trường sinh thái và ổn định sinh kế cho người dân 5 xã sống quanh đầm.

Ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi là phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học Balasa N01 làm đệm lót chuồng nuôi. Theo các hộ chăn nuôi, mô hình trên không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp xử lý triệt để chất thải chăn nuôi, bảo vệ môi trường.