Khuyến Cáo Nông Dân Không Bán Lúa Để Tránh Bị Ép Giá

Hiện ngoài sản lượng lúa tồn đọng, nông dân Hậu Giang đang cho thu hoạch rộ gần 50.000 ha lúa Thu Đông, ước tổng sản lượng khoảng 210.000 tấn.
Theo Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang, hiện nông dân trong tỉnh còn tạm trữ hơn 47.000 tấn lúa thương phẩm, đây là sản lượng lúa tồn đọng từ vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu từ đầu năm 2014. Tuy gần đây giá lúa trên thị trường tăng nhẹ, là thời điểm thích hợp bán ra nhưng gặp phải mưa bão liên miên trong những ngày qua, thương lái đã ép giá, khiến đầu ra hạt lúa thêm khó khăn.
Hiện ngoài sản lượng lúa tồn đọng, nông dân Hậu Giang đang cho thu hoạch rộ gần 50.000 ha lúa Thu Đông, ước tổng sản lượng khoảng 210.000 tấn.
Tuy nhiên, những ngày qua do mưa lớn, lũ lên nhanh, thiếu cơ giới, nhân công, cộng thêm giá lúa giảm… đã làm chậm tiến độ thu hoạch cũng như khâu tiêu thụ. Cùng với đó, lợi dụng thiên tai bất lợi, các thương lái bắt tay nhau ép giá thu mua. Cụ thể, giá lúa IR 50404 cắt máy được thương lái thu mua với giá khoảng 4.400 đồng/kg, lúa hạt dài khoảng 4.800 đồng/kg, lúa cắt tay có giá từ 3.500-3.800 đồng/kg tùy vào chất lượng lúa, giảm 200-300 đồng/kg so tuần trước.
Điều đáng nói, mặc dù giá lúa thu mua trong dân giảm nhưng tại kho của các công ty chế biến lúa gạo xuất khẩu giá không biến động nhiều.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá lúa khô tại kho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long loại thường dao động từ 5.650-5.750 đồng/kg, lúa hạt dài khoảng 5.900-6.000 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 với 5% tấm hiện khoảng 7.500-7.600 đồng/kg, gạo nguyên liệu 25% tấm là 7.400-7.500 đồng/kg; giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì hiện khoảng 9.100-9.200 đồng/kg, giảm khoảng 50 đồng/kg so với khoảng 2 tuần trước; gạo 15% tấm có giá 8.800-8.900 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 8.250-8.350 đồng/kg tùy vào chất lượng và thu mua ở từng địa phương.
Trước hiện tượng thu mua giữa nhà máy và thương lái chênh lệch nhau, ngành chức năng khuyến cáo người dân không vội vàng bán lúa, gạo ở thời điểm này để tránh bị ép giá, giảm lợi nhuận. Đối với diện tích lúa Thu Đông đang cho thu hoạch, nông dân nên phơi, sấy khô trữ lại, không nên bán lúa tươi giá sẽ thấp.
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nông dân gặp phải hiện nay là phần lớn lúa, gạo bán ra phải thông qua thương lái, nông dân không có điều kiện, phương tiện bán trực tiếp với nhà máy, doanh nghiệp. Trong khi đó, gần đây thương lái không chịu mua lúa khô nên sản lượng lúa khô tạm trữ từ vụ trước khó bán. Theo các thương lái, họ thích mua lúa tươi về tự phơi, sấy theo ý thích, hơn nữa lúa tươi mua giá thấp, cho lợi nhuận cao hơn lúa khô.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 3/7/2014, UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số 3088/QĐ-UBND về việc công bố hết dịch đốm trắng ở tôm trên địa bàn xã Hưng Hòa, Thành phố Vinh và xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc; vùng bị dịch uy hiếp tại xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Để thực hiện mô hình, các hộ nông dân được tập huấn, nắm bắt phương pháp và qui trình nuôi từ khâu chăm sóc vịt lúc còn nhỏ, xây dựng chuồng trại, phòng ngừa dịch bệnh, nên tỷ lệ vịt hao hụt thấp, phần lớn hộ nuôi đạt tỷ lệ đến 98%.

Trước tình trạng đất cát, nhiễm phèn ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông dân, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên và Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Đông Hòa đã triển khai mô hình cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng cao cho nông dân ở Hợp tác xã Nông nghiệp kinh doanh dịch vụ Hòa Xuân Tây 2 (HTX Hòa Xuân Tây 2) mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau vài năm làm thuê cho các trại nấm, anh nông dân từng “ở nhà lá, thắp đèn dầu” Lương Văn Nguyện (ảnh) quyết định vay vốn mở một trại nấm nhỏ với quy mô hộ gia đình.

Hiện toàn tỉnh Hậu Giang có 275ha lúa Hè thu bị bệnh bạc lá tấn công, tăng 104ha so với thời điểm cuối tháng 6, với tỷ lệ ảnh hưởng từ 10-20%. Nguyên nhân là do đợt mưa dầm vừa qua làm cho ẩm độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh và có khả năng gia tăng thêm diện tích trong thời gian tới, bởi hiện nay đang bước vào đầu mùa mưa.